Nghệ Thuật Thơ Văn Nhạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Truyện Ngắn

2 posters

Go down

Truyện Ngắn Empty Truyện Ngắn

Bài gửi  Hong Vi Sun Oct 16, 2011 7:19 pm

1. My Wedding Day
2. Mùa Xuân Ngọt Ngào
3. Mùa Xuân Đang Đến
4. Lá Thư Chiều Ba Mươi Tết
5. Một Mảnh đời









My Wedding Day

 

        In about two more weeks, it would have been my wedding day. I was 22 years old. I was light hearted. I joined my hands together to pray for my happiness. Thank God! My life has been so blessed! Next week I would try on my gorgeous pink wedding dress. My shoes and my purse must match the dress. Flowers had been arranged. A car had been rented. 500 invitation cards for the ceremony had been sent.  We would spend the wedding night in the hotel, and the honeymoon would take place in Dalat city. Its view was as beautiful as a picture, and it was an ideal place for newlywed couples. After the romantic week in Dalat, we would move into the new house. It was the wedding gift from my parents.  Everything was in good shape for the most important day of my life.

        Then, it was an autumn early morning. The terrible news came abruptly that my would-be father-in-law had passed away. When his eyes closed for his last sleep, his final words to his brother were to organize his son’s wedding before burying him. His brother, who would be my uncle-in-law, obeyed and respected my father-in-law’s last words. He insisted my parents reschedule the wedding before the funeral.

         Vietnamese tradition at that time was either I wedded before the funeral or I had to wait for three years. The wedding needed to be before the funeral so we could pretend that my father-in-law had not passed away yet; he was just immobilized in the hospital. If the family announced his bereavement, all family members would be in mourning and their children could not get married for three years. My father, of course, never agreed with the idea. He asserted his opinion to my uncle-in-law, “No, no. I can not accept this suggestion. My daughter is not pregnant. Why does she get that sentence? Then, how about our reputation? How can we answer to 500 guests? No, no.” In Vietnam at that time, if the wedding happened in a rushed manner, there must be something that happened, usually on the bride’s side. My uncle-in-law tried to convince my father in one hour, but my father’s answer was still no. I was numb in my room and sat motionless like a statue.

         My uncle-in-law had not given up; he kept persisting, “It isn’t for saving or losing face. It was my brother’s last wish. He got bone cancer, and he’s gone earlier than we predicted. No one wants it to happen this way. Please, let me fulfill my brother’s last longing wish.” My family was in a dilemma. Vietnamese tradition was to respect and to carry out the deceased person’s last wish.

         I wondered why my father-in-law flew with angels into heaven and left behind a severe drama between the two families. Exactly at that time, my uncle who has extraordinary influences on my father showed up. By the way, he was my uncle-in-law’s best friend.  He knew the story. He came to join my family meeting and tried to persuade my parents, “This is your kids’ happiness.  Why would you make them wait for three years? Don’t you think it’s a very long time for an engaged couple who would be married in two weeks? I know it’s a mess, but no one foresaw this sudden incident. Don’t worry about our reputation. Our guests will understand the situation and will give us compassion for this hurried wedding. I will call them to explain and cancel the invitation. You just focus on their wedding which must be arranged immediately today.”

         My mother opened her eyes wide with full tears, “Today? It’s out of question.”

         My cousin talked gently and respectfully to my mother, “Please, I will do my best to help. The wedding must be today because tomorrow will be the funeral day.”

         My father kept shaking his head, “No, in our tradition, a quick wedding before a parent’s funeral is very bad luck; lots of horrible issues will happen to the couple’s lives. They will never be happy. They will not live together for the rest of their lives.”

         My uncle frowned, “You are in the 20th century. Why do you still hold that superstitious idea? Happy or unhappy, living together or breaking up, it belongs to the kids.” Finally, my father nodded his head.  My parents and I were crying. Likewise, my uncle and my uncle-in-law were crying also.

         We had only half of a day to arrange my wedding day. My aunt went to the tailor for my wedding dress. Another aunt shopped for my purse and shoes. My uncle lended his car for me as my wedding car. My other uncle called a photographer. My parents set up the altar with flowers, fruits, and a cake. The altar must be clean, nice and respectful. I was not myself anymore. I was pushed around to complete all the tasks for the girl’s most important day in an awfully short time. Finally, it seemed good enough to proceed with the ceremony. My sister and my brothers were back from work in time. They were startled about their oldest sister’s wedding since they did not know about this sudden event when they left for work in the morning.

         It was 6 pm, and it was time for the ceremony. My parents chose my uncle and his wife as the couple to pull the bamboo mat in front of the altar for the rituals. It was another Vietnamese tradition. This couple must have a happy life together and have lots of children to bring good luck for the newlyweds. My uncle had thirteen kids.

         Next was the photographer’s duty. After one shot, he sorrowfully announced, “My camera doesn’t work. Let me try to fix it.” So, the most significant part of the wedding ceremony, the prayer in front of the altar, could not be photographed. A few moments later, he gladly shouted, “It’s ok now. My camera’s working again.” He restarted shooting a few more pictures, and this time, his “expensive” camera said goodbye to everybody. I have six pictures of my entire wedding in my photo album.

         Then my uncle asked for the rings to complete the formal procedure. My “perfect” future husband murmured, “I don’t have them. I was with my father’s corpse. I thought someone would buy them.” My tear drops began falling non-stop.

         Another tradition brought up another problem. We did not know where we could stay that night. The wedding gift from my parents, the house, was in construction. It would be finished in two more weeks.  No one thought about this issue until I raised the question. No families opened their arms to let us lodge in their houses even for only one night. They were superstitious that if a couple had sex in their houses, it was really bad luck, especially for business people. I could not settle that night with my parent’s even though they wanted us to stay.  I was already married. I belonged to my husband’s family. I was not their daughter anymore. I could not come to my family-in-law’s house because my father-in-law’s corpse was there. At that time, there was an extremely strict curfew in Saigon due to the political and war situation making it tough to book a hotel. My tears kept falling quietly. Finally, my husband’s cousin found us an average hotel for that night.

         The next morning, we got up early to go to my father-in-law’s house for his funeral. I took off my gorgeous pink wedding dress to put on the deep mourning white gown. I removed my veil to wear a mourning one. I washed off my make up to have a bare face. I attended a funeral instead of traveling to a romantic city for the honeymoon. I shed tears with my broken heart at my father-in-law’s funeral. Honestly, the tears were not for him, but they were for my distressed wedding day.

         A bride usually cried softly on the wedding day in my generation. She cried sadly for moving out of the house she spent her childhood and youth; at the same time, she cried happily for turning a new page in her life. It did not matter if she married the man she loved or not. If she did not get married before the age of thirty, the parents would be shamed because no man wanted their daughter. People of the older generations and the current one would look down on her family.

         Vietnamese traditions in the old days were strict and ridiculous. They made the situation from bad to worse. They guided people to hard times and lead the populace down a rough road. Traditions have been changed now. There have been no more rushed weddings due to a deceased person, no more couples having many kids to pull the mat for the rituals, no more superstitious thinking about letting a couple spend the night in relatives or friends’ houses, and most important, no more shamefulness if daughters could not get married before the age of thirty.

         My wedding was a disaster. Until now, whenever I receive a wedding invitation, I always hold back my tears into my bleeding heart


Được sửa bởi Hong Vi ngày Mon Jun 27, 2016 12:34 pm; sửa lần 2.

Hong Vi
Admin

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 14/09/2011

https://nghethuatthovannhac.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Re: Truyện Ngắn

Bài gửi  Hong Vi Fri Jul 27, 2012 3:22 pm

Mùa Xuân Ngọt Ngào

Ngắm lại bình hoa vừa cắm theo kiểu Nhật, Lâm Viên gật gù hài lòng. Những đóa hồng nhung đỏ thắm chen lẫn vài nụ màu cam, những cánh lá xanh và thêm vài cành hoa ly ly màu trắng làm nền.
- Đẹp rồi. Ngắm nghía mãi. Chàng của bà tới thì chỉ nhìn bà chứ chả nhìn hoa đâu, đừng lo. Ý, mà tui quên, đây là bó hoa chàng tặng kỷ niêm bốn năm quen nhau. Vấn đề quan trọng bây giờ là bà xuống nêm lại nồi bún, coi chừng tui bỏ thêm một dúm muối bây giờ.
Tiếng Hạ Thơ, em của Lâm Viên, vang lên trêu chọc.
- Đủ rồi nghe cô ba. Cô cũng đâu có nhỏ nhít gì, Kép của cô cũng phí tiền một cách vô ích như vậy mà. Mẹ vẫn bảo tiệm hoa nhờ có nhưng đứa “ngu” vậy mới sống nổi. Tui vẫn cắm hoa giùm cô sao chẳng bao giờ cô cám ơn tui cả vậy?
- Cha. Tử tế dữ. Bà làm như bà thương tui lắm vậy. Nè, cái áo tui mới mua về chưa kịp măc, bà đã “chôm” đi chơi với kép. Đôi giày tui mới sắm bà cũng lén “chụp” đi nhảy đầm với kép…
- Còn nhà ngươi lương thiện dữ. Ta mới sắm đôi bông tai, nhà ngươi “mượn” đi shopping với chàng. Ta mới trả tiền cái quần, nhà ngươi làm bộ càm giùm ta rồi “thủ” luôn mặc đi học….
- Hai đứa tụi con lúc nào cũng chí chóe với nhau như chó với mèo.
Tiếng mẹ vừa cười vừa nói ở cầu thang. Lâm Viên và Hạ Thơ chạy đến bên mẹ:
- Đâu có mẹ, chó mèo nhà mình thương nhau lắm mà mẹ.
Mẹ cười lắc đâu, quay sang Lâm Viên:
- Hôm nay Khánh đến ăn cơm hả?
- Dạ, Khánh bảo có chuyện quan trong muốn nói với con.
- Vậy con lo cơm nước cẩn thận. Nhớ, con gái phải dịu dàng, tế nhị, nhu mì. Đừng có ầm ầm như con trai mà tụi nó bỏ chạy hết đó.
- Dạ, con đâu đến đỗi như vậy. Mẹ bảo Hạ Thơ kìa.
Hạ Thơ nhõng nhẽo:
- Mẹ, Lâm Viên ăn hiếp con kìa. Con hiền lành, dễ thương muốn chết mà, phải không mẹ?
Mẹ cười:
- Sao con không hỏi con xem sao. Thế hôm nay Minh có đến ăn cơm không?
- Dạ không. “Tên ma đầu” đi họp ở Washington rồi, tuần sau mới về.
Mẹ trợn mắt:
- Trời đất! Con gọi nó là gi?
- “Ma đầu”. Tại vì Minh gọi con là “con nha đầu” trước mà.
- Thôi, mẹ đến chịu tụi con. Nói năng chả ra làm sao cả.
Hạ Thơ nắm tay mẹ:
- Tụi con giỡn vậy thôi chứ tụi con vẫn tôn trọng lẫn nhau và Minh lúc nào cũng lo cho con.
- Con phải nhớ, con gái điều cần nhất là phải ngọt ngào và quan trọng hơn cả là tế nhị.
Hạ Thơ lại cười:
- Con đang tập mà mẹ. Mẹ đừng lo. Mẹ đi đâu bây giờ vậy?
- Mẹ đến nhà bác Dung. Bác Dung rủ mẹ đi họp bạn xưa.
- Dạ. Mẹ đi chơi cho vui.
Mẹ ra khỏi nhà, Lâm Viên và Hạ Thơ nhìn nhau vừa le lưỡi vừa cười.
- Hạ Thơ, xuống bếp phụ chị đi.
- Ok, bà có làm bánh nậm không, tui cắt lá chuối cho.
- Có, rửa rau giùm nữa nghe.
- Dạ, tiểu muội xin vâng.
Hai chị em cách nhau một tuổi nên xem nhau như bạn.Thương yêu, lo lắng, săn sóc nhau nhưng lúc nào cũng ra vẻ gấu ó nhau. Cả hai sống trong sự đùm bọc, thương yêu của mẹ. Được mang tên Lâm Viên vì sinh ở Đà Lạt. Hạ Thơ vì chào đời ở Cần Thơ. Mẹ cười: “không lẽ gọi con là Cần Thơ nghe có vẻ địa phương quá nên bố mẹ gọi con là Hạ Thơ vì con sinh nhằm mùa hạ”. Hạ Thơ lí lắc: “Cái tên dễ thương và rất thơ, tiếc là con không biết làm thơ dù là thơ con cóc.” Bố là nhà binh nên phiêu bạt khắp nơi vì thế hai chị em sinh trưởng hai nơi. Sau đó, Bố đi “học tập cải tạo” khi Lâm Viên và Hạ Thơ hãy còn bồng ẵm trên tay. Gia đình bị khốn đốn vì đánh tư sản, vì là gia đình “ngụy”, vì bị đày đi kinh tế mới, mẹ khéo chạy chọt nên đưa được hai chị em chính thức rời khỏi Việt Nam. Lúc đó, Lâm Viên mới học lớp ba và Hạ Thơ lớp hai. Một thời gian dài ở Mỹ, bây giờ cả hai đã lên đại học nhưng vẫn dùng ngôn ngữ Việt, mê món ăn Việt, và mặc áo dài những khi có dịp.
Tiếng Hạ Thơ vang lên:
- Tui thấy ông Khánh được quá nha. Bà và ông ấy quen nhau khi bà mới vào đại học. Đã gần bốn năm rồi. Bà sắp sửa ra trường rồi. Nè, bà có chịu ông Khánh không?
- Không biết nữa.
- Cái gì mà không biết. Bà yêu thì bà biết là yêu, xa thì nhớ, giận thì buồn, nếu mẹ “hắn” hay mẹ mình phản đối mối tình của hai người thì bà tưởng trời sụp đến nơi. Vậy là “chịu” đó.
Lâm Viên nhìn Hạ Thơ:
- Sao Hạ Thơ rành vậy? Hạ Thơ có chịu Minh không?
Đến lượt Hạ Thơ ngẩn ra:
- Tui cũng không biết nữa.
Hai chị em nhìn nhau rồi cùng phá ra cười. Hai chị em cùng vào bếp, cùng nấu nướng.
- A, đỡ quá. Mẹ pha sẵn nước mắm rồi nè.
- Tụi mình không có mẹ không hiểu ra sao. Kể ra, mình hơn nhiều đứa có đầy đủ cha mẹ lắm đó.
- Xong hết rồi nè bà.
- Được rồi, tụi mình “a lát sô” là xong ngay.

X

Có tiếng chuông cửa, Hạ Thơ nói:
- Để tui ra mở cửa. Chàng của bà tới kìa.
Khánh bước vào nhà với nụ cười rạng rỡ:
- Trời, mùi thức ăn thơm quá.
Hạ Thơ lí lắc:
- Hạ Thơ làm đó. Lâm Viên mắc điệu đón ông nên bà ấy chẳng đụng ngón chân đến bếp nữa.
- Này con nhỏ kia, nói xấu gì ta đó?
- Tui nói bà… nấu ăn cả ngày hôm nay, còn tui chỉ là chân “chạy bàn” cho bà.
Khánh cười to:
- Hạ Thơ “xạo” quá đi
Hạ Thơ cười:
- Thôi bà Viên làm ơn nhận bó hoa rồi đưa chàng của bà vào phòng ăn đi, tui đói gần xỉu rồi.
Khánh trao bó hoa cho Lâm Viên, ánh mắt đằm thắm và nụ cười đầy yêu thương:
- Ăn gì đấy Viên?
Hạ Thơ lại cướp lời:
- Bún bò và bánh nậm. Thơ rửa rau đó, có con sâu nào to là Thơ để dành cho anh làm thí nghiệm.
Khánh lại cười:
- Thơ bắt nạt Lâm Viên lắm phải không?
Hạ Thơ nói to:
- Giỡn chơi hoài, làm như Lâm Viên của anh hiền lắm vậy đó.
Lâm Viên chen vào:
- Khỏi nói nó ăn hiếp Viên cỡ nào. Lúc nhỏ nó đã dọa: “Nè, tui nói cho mà biết, tui tuổi con cọp, tui dữ lắm đó nha, coi chừng tui”.
Cả ba cùng cười vui vẻ và bước vào phòng ăn. Trên bàn màu xanh của rau xen lẫn màu nâu của bắp chuối cắt thật nhỏ, những chiếc bánh nậm dịu dàng, và chén nước mắm pha vài lát ớt đỏ đẹp mắt.
- Hấp dẫn quá, Khánh tấm tắc.
Sau bữa ăn, Hạ Thơ vừa ôm bụng vừa la chói lói:
- Chết tui rồi
Khánh và Lâm Viên nhìn Hạ Thơ kinh hoàng:
- Sao vậy, đau bụng hả?
- Ờ, ui, ui da ...tại vì no quá. Hôm nay bà nấu bún bò quá ngon, bà hại tui rồi.
Lâm Viên thở ra:
- Con khỉ tàu, làm ta xanh mặt, tưởng phải đưa nhà ngươi đi ER rồi.
Khánh cười:
- Ở với Hạ Thơ không cần ăn mặn cũng lên cơn đau tim sớm.
Hạ Thơ nheo mũi:
- Vậy tui quen với vị lương y để làm chi há?
Rồi Hạ Thơ thì thầm với Khánh:
- Anh muốn nói gì với Lâm Viên thì nói đi, Hạ Thơ lên gác coi phim. Mà nói trước, không được ăn hiếp chị của “tiểu muội” nha.
- Ai da, “tiểu huynh” đâu dám, có “đại muội tuổi con cọp” ở đây, tại hạ xin thua.
- Giỏi, các hạ cũng biết điều đó. Xin tạm biệt.
Hạ Thơ vừa chạy lên lầu vừa quay lại le lưỡi trêu chọc.

x


Phòng khách còn lại hai người. Bỗng dưng không khí lắng xuống, im lặng và có một chút ngượng ngùng.
- Lâm Viên
- Dạ.
Khánh lúng túng hỏi một câu vô cùng ngớ ngẩn:
- Lâm Viên thích những đóa hồng đỏ này không?
- Dạ, đẹp lắm anh.
- Lâm Viên có biết màu hoa có thể biết nói không?
- Dạ, Lâm Viên đoán được. Để Lâm Viên nhớ nha. Màu đỏ là nồng nàn, màu trắng là tinh khiết, màu vàng là tha thiết…
- Còn Lâm Viên là cả một bài thơ của núi rừng Đà lạt.
Lâm Viên cười:
- Bởi vậy khi Lâm Viên mở hai con mắt thiệt to nhìn đời là đã thấy những đồi thông thẳng tắp, hồ Than Thở lặng lẽ, hồ Đẫm Lệ nghẹn ngào, vườn Bích Câu thơ mộng, hồ Xuân Hương lãng mạn, suối Cam Ly u tịch, thác Prenn hùng vĩ..
Khánh chận lời:
- Nhưng với anh, Lâm Viên là cả một trời thơ mộng và là giòng suối ngọt ngào mà anh muốn được đắm mình vào đó suốt cuộc đời còn lại của anh…
Lâm Viên bối rối:
- Anh…
Khánh bỗng quì xuống bên chân Lâm Viên:
- Lâm Viên, em có vui lòng mặc áo cô dâu cùng anh bước vào thánh đường…
Lâm Viên đỏ mặt:
- Em…
- Em gật đầu đi.
Lâm Viên nhẹ nhàng nhìn Khánh:
- Anh, anh đã suy nghĩ kỹ chưa?
- Anh đã. Anh cũng đã thưa chuyện với bố mẹ anh. Mọi người trong gia đình anh đều hân hoan chờ đón em. Em có chấp nhận anh vào đại gia đình em không?
Lâm Viên mỉm cười:
- Dạ.
Khánh ngẩn ngơ:
- Em…
- Em phải hỏi mẹ.
- Anh tin mẹ không ghét anh. Nhưng em gật đầu với anh chứ?
Lâm Viên nhè nhẹ gật đầu, nhìn Khánh tràn đầy hạnh phúc và tin tưởng.
- Cám ơn em. Anh đã ôm được cả thế giới vào vòng tay.
Lâm Viên gục đầu vào vai Khánh. Cả hai cùng thì thầm trong tim: Mùa xuân ngọt ngào đang ở cạnh ta.



HV


Được sửa bởi Hong Vi ngày Thu Aug 02, 2012 12:52 am; sửa lần 1.

Hong Vi
Admin

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 14/09/2011

https://nghethuatthovannhac.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Re: Truyện Ngắn

Bài gửi  Hong Vi Thu Aug 02, 2012 12:51 am

Mùa Xuân Đang Đến

Luân hững hờ bước vào lớp học. Hôm nay bắt đầu một khóa mới với những khuôn mặt mới trong nhiều lứa tuổi khác nhau. Công việc dạy học nhàn nhã đến nhàm chán vì cũng những bài học đó, những thực tập đó; thỉnh thoảng upgrade một chút để theo kịp với kiến thức thời đại.
Luân lướt nhẹ đôi mắt qua những gương mặt đang nhìn Luân như chờ đợi, như han hỏi, như tò mò. Luân mìm cười:
- Chào các bạn. Có những gương mặt quen thuộc từ trước nhưng cũng có những khuôn mặt lần đầu xuất hiện. Tôi sẽ điểm danh và sau đó xin các bạn tự giới thiệu mình, rất ngắn, để chúng ta cùng quen nhau.
Luân hơi sững sờ trước khuôn mặt sáng rỡ, cặp mắt thông minh nhưng ẩn dấu nỗi buồn nào đó sâu thẳm. Người đàn bà đẹp một cách dịu dàng pha lẫn một chút lém lỉnh, nghịch ngợm.
- Tôi tên Phạm Hòa Hài, là giáo chức ở Việt Nam nhưng khi “Giải Phóng” (nàng nhấn mạnh chữ giải phóng) thì mất dạy, sang đây hai tay trắng bắt đầu bằng job của một assembler, bây giờ đang thất nghiệp và đi học để có thể hiểu biết thêm “chúc chúc”.
Cả lớp cười ồ vì lối nói ngông nghênh và hơi ba gai của nàng. Nàng cũng cười rất nhẹ. Luân càng chú ý đến nàng nhiều hơn. Sao mà người đàn bà này dễ thương đến vậy, nhất là nụ cười. Chao! nụ cười quyến rũ lạ thường.
Luân bắt đầu:
- Tuy là lớp học của cộng đồng nhưng chúng ta đang ở Mỹ, tôi xin giảng bài bằng tiếng bản xứ. Nếu có vị nào không hiểu lối giải thích và giọng nói đầy accent của tôi thì vui lòng cho biết, tôi xin giảng lại; và cũng xin quí vị đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt, quí vị cũng như tôi sẽ học được nhiều hơn. Cũng xin quí vị dùng tiếng Anh trong lớp để chúng ta thêm từ ngữ mả đáp ứng với xứ sở tạm dung này.
Giọng nói trầm ấm, lên bổng xuống trầm, thao thao bất tuyệt của Luân đã khiến cả lớp theo dõi hào hứng, nhất là Hài. Luân hơi mỉm cười nhìn gương mặt Hài chăm chú lắng nghe và bàn tay thoăn thoắt ghi chép từng câu nói, từng nét marker trên bảng. Cuối giờ, Hài đi ngang qua bàn viết của Luân, nhẹ nhàng:
- Kính chào thầy.
- Không dám, chào chị.
Khóa học trôi qua bình thản và nhịp nhàng. Luân để ý đến cô học trò Hài một cách kín đáo và Luân biết trong lòng minh, trong tâm hồn mình đã có một chút gì thay đổi, rất nhẹ nhàng, rất đầm ấm và cũng rất sâu đậm.

*

Lớp học đã bắt đầu hơn nửa giờ rồi mà chưa thấy Hài đến. Luân bồn chồn và có cảm giác hụt hẫng. Chỗ ngồi của em đang đợi em, bàn học của em đang chờ em và anh, anh cũng đang nhớ em quay quắt. Luân bàng hoàng. Ô hay, lạ nhỉ. Sao mình lại gọi Hài bằng tiếng em rất thương yêu như vậy? Luân chưa hề nói chuyên riêng với Hài, thế thì tại sao tình cảm nẩy nở một cách nhanh chóng đến kỳ lạ như thế này. Đồng thời Luân cũng chưa hề thấy Hài tỏ vẻ để ý đến Luân ngoài sự chào hỏi lịch sự và lễ phép hằng ngày.
Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày người yêu bỏ đi lấy chồng đến nay, Luân chưa hề để ý đến một cô gái nào dù lắm mối mai và quen biết. Vết thương đã thành sẹo. Bao nhiêu năm qua rồi. Bao nhiêu năm đau thương. Bao nhiêu năm khốn đốn để vùi chôn mối tình đầu đầy hoa mộng, đầy ước ao, đầy hạnh phúc. Nàng bỏ đi đột ngột, không một lời từ giã, không một lời giải thích. Lời chia tay là tấm thiệp cưới nhờ người em gái đưa đến đúng ngày đón dâu. Luân đau đớn nằm vùi suốt tuần lễ, nhưng rồi cuối cùng, Luân vẫn phải đứng dậy, tiếp tục học và tiếp tục làm việc. Nỗi đau cũng theo thời gian mà nhòa dần. Hài, em đâu rồi? Sao em không gọi đến trường báo cho anh biết? Luân vẫn tiếp tục giảng bài nhưng không thấy hứng thú nữa. Lời giảng rời rạc, cây marker nặng trĩu trong tay. Lớp học trống vắng lạ thường. Luân cho lớp nghỉ sớm hơn thường lệ:
- Hôm nay tạm ngừng ở đây. Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục.
Luân bước ra khỏi lớp với trái tim đầy ắp nhớ nhung.

*


Sáng hôm sau khi Luân bước vào lớp thì Hài đã ngồi đấy. Lớp học đang u ám bỗng dưng chan hòa ánh sáng, bóng nắng phảng phất một chút mây mù mà sao rực rỡ. Luân nhìn Hài bằng cặp mắt yêu thương, dò hỏi, trách móc pha lẫn một chút giận hờn. Hài đọc được ý nghĩ của Luân nên vừa tránh ánh mắt Luân vừa nhẹ nhàng lên tiếng:
- Hôm qua em làm con hiếu đưa mẹ em đi biển vì cụ nói “tao muốn đi biển” nên đành trốn học một hôm và xin lỗi đã không gọi phone được để xin phép thầy vì mẹ em gọi gấp quá mà em lại quên đem theo cell phone.
Luân chỉ mỉm cười. Không cần nói gì vì có em là anh thấy đời rực rỡ.

*

Hôm nay sinh nhật Luân. Một nhóm học trò mời Luân ăn mừng “cái tuổi thành niên”. Trái tim Luân òa vỡ niềm vui khi thấy Hài cũng có mặt. Luân ngồi cùng xe với Hài.Cả hai không nói chuyện nhiều vì khoảng cách thầy trò vẫn còn đậm nét.
Luân chọn chỗ ngồi đối diện với Hài. Trong cái ánh sáng không quá mờ để không nhìn thấy gương mặt hoặc quá sáng để có thể nhìn thấy từng vết nhăn, Luân thần tượng Hài là một người đàn bà tuyệt vời trong dáng dấp sang cả và nhất là nụ cười đầy bí ẩn nhưng rất dịu dàng.
- Chị Hài chọn món gì đây?
- Ồ, sinh nhật thầy mà, để thầy toàn quyền “ngự trị”.
Luân mỉm cười, nghĩ thầm: “Anh chỉ muốn ngự trị trái tim em”.
- Vậy thì mỗi người chọn một món vậy.
Mọi người cười đùa vui vẻ, riêng Hài chỉ cười nhẹ nhàng và ăn uống cũng rất nhu mì.
Luân nhìn Hài không chớp. Giờ phút này anh thực hạnh phúc, chỉ cần ở bên cạnh em, ngắm gương mặt u uẩn của em, nhìn mái tóc xõa dài trên đôi vai gầy guộc của em, nói chuyện trăng sao với em. Chao ôi, cái hạnh phúc đang lâng lâng lan tràn trong trái tim tưởng đã khô khan cằn cỗi. Cái hạnh phúc rất đẳm thắm, rất ấm áp mà anh tưởng đã không bao giờ có thể bắt gặp trong những ngày còn lại của cuộc đời mình. Hài ơi, em có biết anh đang yêu em không? Em có biết lúc nào anh cũng nghĩ, cũng nhớ đến em không? Em không biết đâu, em cũng không thèm biết đâu vì em đang có một gia đình cần chu toàn, phải vậy không em? Anh không biết gì về em, cả lớp học không biết gì về em và em cũng không hé môi nói gì về em. Em có biết là em ác lắm không? Em đang làm khổ anh đấy Hài ơi. Nhưng mà anh yêu em quá, anh chỉ muốn đựơc nâng niu bàn tay bé nhỏ của em, anh chỉ muốn được vuốt mái tóc đen tuyền của em, hơn nữa, anh còn muốn được đặt lên môi em nụ hôn trao gửi và mong mỏi giữ em lại suốt cuộc đời mình. “Em, tại sao em đến cho anh yêu vội…”

- Đi về đi thưa thầy, tiếng Hài đánh thức cơn mê của trái tim Luân.
Luân cười nhẹ, nhìn Hài âu yếm:
- Cám ơn các bạn đã cho tôi một ngày vui và tôi sẽ nhớ mãi ngày hôm nay.
Cả nhóm cùng cười:
- Thầy khách sáo quá.
Chỉ có Hài hơi quay đầu, nhẹ nghiêng mái tóc để lảng tránh đôi mắt mê đắm của Luân.

Trên đường về, tiếng cell phone vang nhẹ. Hài trả lời:
- Ừ, mẹ đây
- …
- Mẹ và những người bạn cùng lớp đi ăn trưa mừng sinh nhật thầy. Ừ con ăn đi. Mẹ có làm món con thích đó, chả trứng cua và canh sườn, dưa, cà chua.
- ….
- Con nói món gì? Beef soup ăn với big white round noodles. Beef soup ăn với big white round noodles. Hơi cay cay hả. Để mẹ nghĩ xem. À, con nói bún bò Huế hả?
- ….
- Được rồi, chiều mẹ đi chợ rồi nấu cho con. Con đi làm lái xe cẩn thận. Bye con.

Hài nhẹ nhàng nói với Luân:

- Cháu đòi ăn bún bò Huế mà không nhớ tên nên tả ra một tràng.

Luân chới với. Ta đoán không sai, nàng đã có cả một gia đình để chăm sóc, thương yêu. Ta sẽ chỉ là người đứng bên lề, vĩnh viễn bên lề. Trái tim Luân nhói đau. Chưa yêu nhau mà đã đổ vỡ. Chưa tỏ tình mà đã thất tình. Gương mặt Luân thật thê thiết, Luân không còn nghe gì, không còn nghĩ gì. Đầu óc Luân chỉ bừng bừng xót xa tê tái. Luân bước xuống xe, bình tĩnh gật đầu chào mọi người, nhưng bước đi gần như lảo đảo.

*

Sau hôm đó, Luân tưởng hình ảnh Hài sẽ bay vèo vào hư không nhưng trái tim Luân vẫn réo gọi tên Hài, tâm hồn Luân vẫn hoài vọng bóng dáng Hài. Luân ngồi trước bàn viết, ôm đầu, đau khổ. Sao lại như thế? Sau bao nhiêu năm bình yên dù rất đơn độc, bây giờ lại vướng vào một mối tình không lối thoát như thế này. Hài chưa bao giờ tỏ lộ tình cảm với mình, đây chỉ là mối tình đơn phương. Chỉ một mình ta yêu nàng. Chỉ một mình ta nhớ nàng. Chỉ một mình ta mất ngủ vì nàng. Mỗi ngày gặp Hài trong lớp, Luân phải lảng tránh không dám nhìn thẳng vào Hài, không dám đưa ánh mắt yêu thương gửi Hài. Nhưng Luân cảng cố gắng xua đuổi hình ảnh Hài thì càng yêu Hài mãnh liệt hơn, càng nhớ nhung đậm đà hơn. Và mỗi ngày, nếu không được nhìn thấy Hài, không được nghe giọng nói ngổ ngáo của Hài thì tâm hồn Luân sẽ quay quắt lao đao.

*

Chiều hôm nay trời buồn, mây xám giăng tràn đầy và cơn mưa đầu mùa đang đổ xuống như rót vào trái tim Luân những vết roi quằn quại. Cơn mưa càng lớn thì lòng Luân càng tan nát. Từ lớp học trên lầu nhìn qua khung cửa sổ, những giọt mưa nặng nề rơi xuống như đang đánh mạnh vào nỗi đau ngập tràn của Luân.

Khóa học gần tàn. Nàng vẫn xinh đẹp, nho nhã, dịu dàng. Thỉnh thoảng du côn một cách rất dễ thương. Luân mỗi ngày mỗi đắm đuối hơn, mỗi tha thiết hơn, mỗi cuồng nhiệt hơn nhưng chỉ dám dấu kín trong tận cùng tâm thức vì không biết chia sẻ cùng ai và cũng không biết làm sao biểu tỏ cùng Hài. Luân nhớ Hài ngút ngàn.

Hài, em có biết ta đang đau khổ không? Luân quay đầu nhìn Hài. Nàng vẫn bình thản vui đùa với quyển vở và cây viết. Em không hề nhìn ta, em không hề nói chuyện gì khác hơn chuyện học. Tất cả thương nhớ của tình yêu đang dồn vào đôi mắt Luân khi nhìn Hài. Hài bất chợt ngước lên, bắt gặp ánh mằt nồng nàn, tha thiết của Luân, Hài cúi mặt xuống lảng tránh, chớp mắt rất nhanh và gương mặt ửng đỏ.

*

Có tiếng gõ cửa, Luân bước ra:
- Chào bạn trẻ. Lâu quá không gặp. Xin lỗi ghé thăm mà không báo trước.
- Chào ông. Bỗng dưng khăn gói gió đưa thế nào mà giữa cơn mưa tầm tã lại đến đây hôm nay? Vào lớp đi, trời mưa lớn quá, vừa ướt vừa lạnh.
Luân đưa bạn vào lớp. Bỗng dưng người bạn nhìn chăm chăm vào Hài và bước đến bàn của Hài, cúi đầu rất nhẹ nhưng rất kính cẩn:
- Kính chào chị. Không ngờ chị cũng vẫn còn đi học
Hài mỉm cười:
- Dạ, chào anh. Đi học để tránh bị Alzheimer thôi. Anh chị và các cháu vẫn khỏe chứ? Xuống đây từ bao giờ vậy?
- Chúng em xuống đây hôm qua dự đám cưới con chị Khanh, hôm nay phải về lại. Em không biết chị cũng ở đây…
- Gặp được anh là mừng rồi.
- Dạ, em biết tin các cháu đã thành tài, đã đi làm. Chúng em chúc mừng chị.
- Cám ơn anh chị. Các cháu nhà anh chị cũng giỏi lắm mà. Chúng ta chỉ là thế hệ bắc cầu cho tương lai bọn trẻ. Chúng nó thành công là mình thành công.
- Dạ. Hôm nào chị đi SJ, nhất định mời chị đến nhà tụi em. Đây là số phone và địa chỉ của tụi em.
- Vâng, cám ơn anh. Tôi sẽ nhớ. Cho tôi gửi lời thăm chị và toàn thể gia đình.
- Dạ. Kính chào chị.
Người bạn bước về bàn của Luân. Luân nhìn bạn đăm đăm nhưng vì tế nhị, Luân không hỏi gì về Hài.
- Hey! Tới thăm một chút thôi. Moa phải về đây. Lần sau tới thăm lâu hơn. Khi nào đi SJ, ghé moa chơi.
- Để tôi đưa ông xuống nhà. Luân nói với lớp học: “Xin lỗi, tôi sẽ quay lại trong vài phút.”
Bước ra khỏi lớp, Luân hỏi bạn:
- Ai mà ông có vẻ quí mến và kính trọng vậy?
- Đó là vợ cũ của ông xếp moa ngày xưa. Tuy làm việc với ông nhưng cả đơn vị đều kính mến bà. Lập gia đình rất sớm. Xinh đẹp, có học, gia giáo, nhưng bị ông chồng đối xử tệ vô cùng. Hai người đã ly dị lâu lắm rồi.
- Tội nghiệp. Thảo nào gương mặt đầy u uẩn, nụ cười đầy phiền muộn và ánh mắt luôn đăm chiêu.
Người bạn nhìn chăm chăm vào Luân, đôi mắt dò hỏi:
- Ủa, sao cậu có vẻ quan tâm đến bà ấy nhiều quá vậy? Are you falling in love with her? It’s ok. She’s very pretty, isn’t she?
Luân cười hạnh phúc:
- Thank you.
- For what?
- Information about her.
- Oh! You’re in love with her. Good luck. She’s a serious lady. Báo tin cho moa nếu có đám cưới.
Luân lại cười:
- Chờ xem.

*

Luân quay trở lại lớp với nụ cười hy vọng và phấn khởi trên môi. Nhìn Hài, Luân thấy nàng xinh đẹp hơn, yêu kiều hơn và cao quí hơn. Bỗng dưng Luân lẩm bẩm hát “You are my destiny. You are my reverie. You’re more than life to me…”
Trời vẫn mưa tầm tã. Những giọt mưa nặng hạt không còn là vết roi đau đớn mà đang là những nốt nhạc reo vui trong trái tim Luân.
Những cội thông già đang đắm trong cơn mưa nặng hạt bỗng tươi mát vô ngần, ngay cả những ngọn cỏ bé bỏng cũng xinh đẹp đến ngất ngây. Luân thầm cám ơn người bạn đã tình cờ đem niềm vui và tia nắng tràn đầy ánh sáng cho nỗi tuyệt vọng của Luân.
Luân nghĩ tới những ngày sắp tới, vui tươi hơn, ngọt ngào hơn và chắc chắn sẽ đầy ắp hạnh phúc, nhất là khi nghĩ tới gò má ửng hồng của nàng mỗi khi bắt gặp ánh mắt mê đắm của Luân. Hài ơi! Anh yêu em và anh nguyện sẽ chăm sóc, lo lắng, thương yêu em những ngày còn lại của chúng mình. Dĩ vãng đau thương của em sẽ chỉ còn là một kỷ niệm, sẽ không dày vò em, và không làm em chua xót đắng cay nữa.
Anh sẽ thì thầm rất nhẹ vào tai em từng đêm:
“…tay anh, em hãy tựa đầu,
cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…”
để guơng mặt em sẽ rạng rỡ hạnh phúc, nụ cười em sẽ òa vỡ niềm tin và ánh mắt em sẽ sáng ngời niềm vui không ngớt trong vòng tay ấm áp, chia sẻ và che chở của anh.
Luân lại buông tia mắt dịu dàng nhìn Hài và nhận lại đôi má ửng hồng cùng với cái mím môi rất dễ thương như đang chờ đợi lời nói ngọt ngào của Luân.

Mùa Xuân đang đến giữa hai chúng ta phải không em?


July 31, 2012

HV

Hong Vi
Admin

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 14/09/2011

https://nghethuatthovannhac.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Re: Truyện Ngắn

Bài gửi  tuhuy199 Mon Aug 13, 2012 5:42 am

Đọc hết truyện rồi HV ơi!

TH


Cám ơn tuhuy nhiều

tuhuy199

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 10/08/2012
Age : 67
Đến từ : Vietnam

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Re: Truyện Ngắn

Bài gửi  Hong Vi Sun Aug 19, 2012 2:14 am

Lá Thư Chiều Ba Mươi Tết

Trong cái ánh nắng rực rỡ của buổi sáng đầu xuân, những tiếng chim hót vội, những con bướm dại ngập ngừng đùa giỡn cùng ngàn hoa tươi thắm, Thúy lững thững đi dọc theo bờ cỏ xanh mướt của công viên gần nhà. Vừa đi vừa ngậm ngùi cho số kiếp nghiệt ngã của mình. Lòng Thúy nặng trĩu, trái tim mệt mỏi. Thúy để trí óc lãng đãng quay về dĩ vãng.

Người yêu đầu tiên của Thúy, Vịêt, họ Nguyễn. Việt đã hy sinh trên chiến trường trước khi đeo chiếc nhẫn cưới vào tay Thúy. Ngày được tin Việt mất, Thúy không khóc, không hề để rơi một giọt nước mắt, bởi cái tin khủng khiếp này đến bất ngờ quá. Rồi sau đó, không biết bao lâu, Thúy một mình ra mộ Việt, nhìn ảnh Việt trên bia đá. Việt đó, hiền lành nhưng anh dũng, dịu dàng nhưng cương quyết. Việt ở đó, mỉm cười để lại Thúy một trời sầu não. Thế rồi Thúy khóc, khóc nức nở, khóc òa vỡ, khóc đau thương, khóc như chưa bao giờ được khóc. Thúy ngồi đó, lịm đi cho đến khi cả nhà Thúy đổ xô đi tìm vì trời đã vào đêm trong cơn mưa tầm tã. Đêm đó, Thúy đau nặng, tưởng là đã có thể tìm gặp chàng bên kia thế giới để nối tiếp nhịp đàn dang dở; nhưng rồi, Thúy vẫn sống, lặng lẽ, trầm buồn.

Thúy trở thành giáo sư của một tỉnh nhỏ miền Hậu Giang. Thúy lấy sách vở làm vui, lấy học trò tìm quên và để lòng mình lắng xuống cùng với cảnh yên lặng, nhàn nhã của vùng quê. Chiều chiều, Thúy ra vườn sau, cạnh một con lạch nhỏ, Thúy múc nước tưới những bụi rau thơm, giàn bầu, cây bí. Thúy trồng thật nhiều hoa, những bông hoa bé nhỏ, dại khờ: hoa móng tay, hoa dừa, hoa cúc. Thúy mê cúc trắng và cúc tím. Thúy cũng không quên cây dạ lý. Mùi hương thoảng những đêm trăng ngan ngát, Thúy ngồi bên cửa sổ, nhìn ánh trăng lung linh trên cành lá, lòng Thúy vẫn rưng rưng nhớ người yêu cũ.
Thúy thở dài nhè nhẹ. Một con chim sẻ yếu ớt bay ngang tìm mồi trên bờ cỏ mượt. Thúy cũng đang là cánh chim nhỏ bé, cô đơn và run rẩy trước giòng định mệnh.

Đầu óc Thúy lại lặng lẽ trở về quá khứ. Sau đó, Thúy lập gia đình với Tâm, hiệu trưởng trường Thúy đang dạy. Tâm cũng họ Nguyễn. Ôi, cái họ định mệnh. Nỗi đau dĩ vãng đã lành, nhưng luôn là một vết sẹo hiện diện. Tâm biết và vẫn an ủi Thúy mỗi khi Thúy lặng lẽ nhìn một buổi mưa rơi, một chiều nắng quái. “Anh biết em không quên được chuyện xưa và anh cũng không muốn em quên, chỉ cần em hiểu anh luôn luôn cạnh em.” Thúy nắm tay Tâm, trân trọng cám ơn sự thông cảm và sự khoan hòa.
Định mệnh vừa nới tay cái lưới thứ nhất thì lại buông cái lưới thứ hai. Đúng vào lúc Thúy báo tin mừng làm mẹ cho Tâm là ngày Tâm nhận được giấy động viên. Thúy thu xếp trở về thành phố với bố mẹ cùng nỗi lo âu, khắc khoải. Bé Thụy Yên chào đời vắng mặt bố vì Tâm đang hành quân ở Thất Sơn, Châu Đốc. Ngày tháng trôi qua, tháng tư đen ập xuống: nỗi thảng thốt, bàng hoàng lớn nhất của Thúy và của những người yêu chuộng tự do. Tâm bị đi “học tập cải tạo” như bao nhiêu người khác.

Lần cuối cùng thăm Tâm, Tâm căn dặn:
- Anh biết thế nào gia đình mình cũng nên đi “kinh tế mới” vì bác và đảng muốn chúng ta học tập sản xuất, lao động quang vinh. Em nên thu xếp gọn ghẽ và học hỏi kinh nghiệm của những người đã đi lao động trước mình. Mẹ có cho anh biết là anh Hải vừa dọn xuống một vùng đất khá xa ở Cai Lậy để trồng trọt. Em phải nhờ anh Hải chỉ bảo và phải rất vất vả để có thu hoạch mà nuôi con và mẹ. Khi anh học tập tốt, được về cùng em thì anh đã có chỗ vững chắc, chúng ta sẽ sống nương tựa nhau. Nhớ nghe Thúy.

Thúy sững sờ. Hải là bạn thân của Tâm, không đi tù vì chỉ là một giáo chức chuyên nghiệp, nhưng đã bị đuổi ra khỏi nhiệm sở vì gia đình là tư sản. Hải đang kín đáo tổ chức chuyến vượt biên. Thúy nhìn Tâm, nghẹn ngào:
-Em biết. Trước sau gì chúng ta cũng phải lo tương lai cho con. Không gì quí hơn là lao động.
-Em nghĩ vậy là tốt. Chúng ta sẽ cùng lo cho con.
Thúy nói thì thầm với Tâm:
-Em yêu anh. Em sẽ lo mọi việc.
-Ừ, nghe em chịu khó lao động, anh mừng lắm. Đừng bận tâm gì về anh, ở đây anh đã được các quản giáo săn sóc đầy đủ.

Thế rồi Thúy liên lạc với Hải. Chuyến vượt biên thành công hoàn toàn. Không bị cướp bóc, hải tặc. Trước ngày đi, Thúy đến chào mẹ chồng, bà chỉ khóc ôm cháu, Thụy Yên, vào lòng:
-Con đi đi. Lo tương lai cho cháu. Mẹ cũng không muốn con ở lại.
Thúy bùi ngùi:
-Hay mẹ đi cùng chúng con?
-Thôi, mẹ ở lại với Tâm. Mẹ già rồi, chúng nó chả làm gì mẹ mà mẹ cũng chẳng sợ. Sang đến nơi viết thư về cho mẹ. Mẹ sẽ cầu nguyện cho con và gia đình con bình yên.
Nước mắt Thúy chảy quanh:
-Cám ơn mẹ. Con sẽ thư cho mẹ ngay khi đến được bến bờ bình yên.

x

Gia đình Thúy được một hội từ thiện bảo trợ sang Cali, vùng đất ấm của Mỹ. Thúy trở lại học đường và đã tốt nghiệp trong sự mừng rỡ của cả gia đình. Thúy vẫn gửi thư và quà đều đặn cho mẹ chồng để bà thăm nuôi Tâm. Thúy ngậm ngùi mở ví lấy lá thư của Tâm gửi cho Thúy đã hai năm trước, nhờ lén đưa mẹ chồng:
Thúy yêu,
Anh cám ơn em đã hoàn thành ý nguyện của anh. Anh biết nơi xứ người, em sẽ cô đơn, khổ sở vì phải đóng vai trò của người đàn ông lo lắng mọi việc khi em là một người đàn bà dịu dàng, nhu mì và yếu ớt. Anh hiểu và anh rất nghẹn ngào vì điều này. Nhưng Thúy ơi, nước mất nhà tan. Không cần nói, chúng ta cũng ngậm ngùi chua xót tận đáy tâm hồn. Các anh bây giờ là phương hoàng gẫy cánh bị chim cú vờn mặt. Anh cay đắng với từng nỗi cay đắng của em, anh tê tái vói từng niềm tê tái của em. Nỗi nhục nhã anh chịu đựng trong tù cũng chưa sánh được với nỗi cơ đơn, lạc lõng bất chợt của em, nỗi áp bức, đày đọa mà em phải hứng chịu cùng sự chế giễu của bọn cán bộ “đỉnh cao trí tuệ”. Anh hiểu, Thúy ơi. Anh cám ơm em thời hạnh phúc mật ngọt đã qua. Anh lại còn cám ơn em về cái gánh nặng đau thương em đang mang và sẽ mang. Anh không biết làm sao chia sẻ cùng em. Nhưng với tình gia đình cao quí, dưới chân Phật tổ, anh là người may mắn vì đã có em.

Thúy ơi, anh cầu mong chúng ta gặp lại cho dù ngày sum họp quá xa vời và cho dù em có lập gia đình với người khác. Anh chỉ muốn gặp lại em, thâm tạ ơn em đã vì anh, vì con hy sinh một thời tuổi trẻ. Thúy ơi, anh nhắc lại, em còn quá trẻ để chờ anh. Cứ sống theo nhịp điệu thường nhật của vũ trụ. Anh không muốn em làm học trò của bà Đoàn thị Điểm và Ôn Như Hầu ca bản Chinh Phụ Ngâm khi anh là một “ngục phu” không có ngày về. Nếu em có bước đi bước nữa, em cũng không lỗi đạo với anh hay với Khổng Mạnh. Anh chỉ xin em một điều, xây dựng hạnh phúc cho em và đồng thời cho Thụy Yên, vậy là anh yên tâm trong nỗi cách xa nghìn trùng chua xót này. Hôn Thụy Yên cho anh. Bao nhiêu cái hôn cho thỏa tình cha con hở Thúy?
Cho anh gửi lời thăm mẹ. Cám ơn mẹ đã lo lắng cho anh và chu tòan cho vợ con anh.Yêu em, yêu em, ỵêu em…..”


Mỗi lần nhớ hay đọc lại thư này, Thúy đều khóc. Tâm ơi! Tương lai ra sao nào ai biết nhưng cho đến giờ phút này, em vẫn nguyên ven là của anh, vẫn yêu anh và vẫn hoài mong ngày hội ngộ. Em sống đạm bạc và vô cùng khép kín cùng con, không tiệc tùng, họp bạn. Thỉnh thoảng đưa mẹ và con đi quanh đó đây một chút cho mẹ đỡ buồn và cho Thụy Yên thoải mái. Thúy lại thở dài, chớp mắt che đi giòng lệ, cúi nhặt một bông hoa dại tím để xót thương mình.

X

Thúy lững thững bước vào văn phòng. Chợt nghe tiếng gọi:
-Cẩm Thúy.
Thúy giật mình, quay lại và ngỡ ngàng nhìn Quân:
-Anh Quân. Không ngờ tình cờ lại làm chung sở và lại chung department. Chỉ khác một chút anh là xếp Thúy. Hôm qua nghe nói Thúy sắp có boss mới, không thể tưởng tượng được lại là anh.
Quân cười:
-Anh cũng quá ngạc nhiên khi gặp Thúy bất ngờ như thế này.
-Dạ. Quả đất nhỏ quá.
-May quá, để anh gọi các vị khác đến cùng họp rồi cho phép anh hỏi chuyện Thúy sau giờ làm việc được không?
-Yes, boss
Quân lại cười to:
-Thúy vẫn lém lỉnh như xưa.

Không đợi đến cuối giờ làm, sau buổi họp Quân đã sang văn phòng Thúy:
-Thúy cho anh biết một chút về Thúy sau khi định cư.
-Bình thường thôi anh. Thúy đi cùng mẹ, đem con sang đây, đi học, đi làm và gửi quà về cho mẹ chồng để nhờ bà thăm nuôi Tâm giùm
-Tâm vẫn chưa được ra?
-Chưa anh ạ.

Rồi Thúy thở dài:
-Không biết đến bao giờ Thúy mới gặp được Tâm và bé Thụy Yên được mừng bố.
-Anh xin lỗi Thúy đã gợi lại nỗi buồn.
-Không đâu anh, nỗi đau tự nó nằm trong tâm hồn Thúy, trong trái tim Thúy từ tháng tư đen.
-Thụy Yên lớn bằng nào rồi?
-Cao hơn mẹ. Còn hai năm nữa cháu xong trung học, cũng khá lắm, được vào chương trình GATE.
-Chúc mừng Thúy. Vậy là mừng lắm rồi.
-Dạ. Còn anh thì sao? Chị làm ở đâu? Các cháu anh thế nào?

Quân cúi mặt, hơi ngần ngại:

-Anh cũng bình thường. Cuối tuần Thúy cho anh lại thăm mẹ được không?
-Dạ. Thúy ngại…
-Ngại điều gì?
-Chúng ta làm cùng sở, cùng department và anh lại là cấp trên của Thúy. Thúy sợ anh khó xử với các nhân viên.
-Anh chỉ xin thăm mẹ thôi. Sau đó, chúng ta sẽ thỉnh thoảng gặp nhau ngoài sở và Thúy à, anh sẽ cố dìm lòng không bao giờ nhắc lại chuyện xưa.
-Dạ. Vậy bao giờ anh có thì giờ.
-Luôn luôn có thì giờ với Thúy. Cho anh đến cuối tuần này được không?
-Anh lại trêu Thúy nữa. Dạ được. Xin mời cả chị cùng đến.
Quân cười vui:
-Cám ơn Thúy. Anh sẽ gọi trước khi đến
-Dạ. Chào anh

Nhìn theo Quân bước ra khỏi văn phòng, Thúy tần ngần nghĩ đến thời xa xưa. Quân là một trong những người theo đuổi Thúy khi cùng theo đại học. Quân đã tỏ tình, đã cầu hôn nhưng Thúy từ chối vì lúc đó hình ảnh Việt vẫn còn đậm nét trong trái tim. Sau đó, Quân lập gia đình, Thúy đã chúc mừng Quân ngày hạnh phúc đó. Bao nhiêu năm trôi qua, giòng định mệnh trải dài trong cuộc sống, không ngờ lại gặp Quân trong liên hệ việc làm, không biết nên mừng hay vui. Thúy thở dài, thôi thì cũng là một người bạn cũ. Thúy lại thở dài, quay về công việc, gõ rất nhanh máy computer để quên đi những suy nghĩ lẩn thẩn trong đầu.

X

Thúy ngắm lại bình hoa Mimosa vừa cắt ngoài vườn vào, những hoa màu vàng nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần kiêu sa. Chỉ tiếc là cánh không loáng bạc như những hoa Mimosa Đà lạt. Thúy mỉm cười nghĩ tới những ngày hạnh phúc cùng Tâm khi cả hai có dịp tu nghiệp tại thành phố hoa mộng và đầm ấm này dù vào tháng mưa phùn và gió lạnh. Cả hai nắm tay nhau đi dọc theo Hồ Xuân Hương sau buổi họp, rồi lang thang lên dốc chợ, vừa ướt, vừa rét mà lại vừa ăn kem nên hai hàm răng run lập cập. Thúy vừa chạy vừa nói: “em biết thế nào là run lập cập rồi”; Tâm chỉ chạy theo và lắc đầu âu yếm nhìn người vợ nghịch ngợm của mình. Cả hai dừng lại dưới cây Mimosa và Tâm đã hái tặng Thúy một nhánh vàng rực rỡ. Thúy thở dài. Bao giờ anh sẽ lại hái tặng em một nhánh dưới cây sau vườn nhà hở Tâm?

Có tiếng chuông cửa. Thúy nhìn qua khung cửa sổ, Quân đang đứng trước hàng hiên với một chậu phong lan màu trắng và một gói quà.
-Chào anh. Mời anh vào nhà. Ơ, mà chị đâu, sao anh lại đơn thương độc mã vậy?
-Anh trả lời sau nhá.
-Dạ.
Khi vào nhà, Quân đưa chậu hoa cho Thúy, vừa cười vừa cúi đầu đưa tay chào:
-Gọi là lễ ra mắt của tân binh.

Thúy cười:

-Anh cũng biết “chọc quê” Thúy há. Đã làm xếp mà còn…
-Anh đùa một chút. Cho anh chào mẹ.
-Mẹ Thúy “bụi đời” từ hôm qua rồi. Chốc nữa mẹ Thúy về. Thế nào mẹ Thúy cũng mua lỉnh kỉnh hầm bà lằng thứ, rồi sau đó lại đem cho Good Will vì “nó chẳng ra làm sao cả”.
Quân cười to:
-Mẹ vẫn không thay đổi gì về chuyện này cả.
-Dạ.

Quân đưa gói quà:
-Anh gửi bé Thụy Yên. Chỉ là một cái máy nghe nhạc. Anh có để lại gift certificate, trong trường hợp Thụy Yên muốn đổi cái khác.
-Cám ơn anh. Anh khách sáo quá khiến Thúy ngại.
-Đừng nghĩ ngợi gì. Thúy cho anh đến thăm là quí rồi. Thụy Yên đâu rồi?
-Cháu đi gym, sắp về.
Thúy hỏi nhẹ:
-Anh uống cà phê hay trà?
-Nếu không phiền, Thúy cho anh xin ly cà phê.
-Có ngay. Trời hôm nay đẹp quá, nắng hanh vàng và gió nhẹ. Thúy cũng đang thèm một ly cà phê. Anh chờ một chút nhé.

Quân đứng dậy:
-Cho anh ra dạo vườn, Thúy nhá.
-Dạ, mời anh. Có dạ lý, hồng dòn, lê tàu, táo tàu, lựu ngọt…
-Vườn cây đẹp quá. Những con đường lát sỏi này để Thúy thiền phải không?

Thúy cười lớn:
-Thúy mà thiền được thì thế giới ai cũng thiền được. Thúy chỉ ra vườn hái trái và phá thôi. Mọi việc đều một tay mẹ lo cả. Cái thì bà trồng, cái thì bà thuê người trồng và có cái thì đi chôm của hàng xóm rồi nhờ người ta trồng luôn.
-Vậy thì phải bái phục mẹ. Ồ, có cả cây Mimosa nữa…

Thúy bưng cà phê đặt trên cái bàn sau vườn.
-Mời anh uống cà phê. Có bánh trái cây Thúy làm. Anh nếm thử, chỉ cần không chê là được rồi.
-Cám ơn Thúy. Anh mà dám chê khi ăn bánh Thúy làm hở!

Thúy cười:
-Sao anh lại đến một mình? Chị đâu?
Quân cúi đầu:
-Diệu đã say good bye khi tụi anh sang Pháp được một năm.
-Lý do?
-Diệu gặp lại người tình cũ, chức vị cao. Cũng may anh không có con với Diệu.
Thúy ngập ngừng:
-Ồ, Thúy xin lỗi đã gợi lại nỗi buồn.

Quân vừa cười vừa lắc đầu xót xa:
-Thực sự anh có lỗi, cái lỗi rất lớn là anh cưới Diệu không phải vì yêu nên đây là cái cớ vững chắc nhất để Diệu ly dị anh danh chánh ngôn thuận mà không feel guilty. Chính anh lại là người gánh tội vì đã làm Diệu đau khổ….
-Thúy không hiểu…
-Thôi Thúy ạ, Thúy không cần hiểu thêm, chỉ biết anh đang hạnh phúc với cuộc đời hiện tại.
-Anh đang có bồ? Sao anh không đưa “nàng” đến?
-Anh đâu có nói là anh có bồ. Thôi, anh mời Thúy cùng uống. Cà phê nguội rồi.

X

-Thúy ơi, phụ mẹ đem cành đào này vào cắm đi con. Tết sắp đến rồi
-Dạ. Cành đào đẹp quá. Nhà mình nhìn đâu cũng tết. Hoa đào, hoa mai, trái cây, bánh mứt…Chỉ có lòng con là … Mẹ chọn hoa màu đỏ cho may mắn phải không?
Mẹ Thúy cười:
-Ừ, kiêng cử một chút, có thiệt hại gì đâu. Ngày mai đã 30 rồi, mẹ có gọi Quân đến ăn cơm, nó có một mình, cũng tội nghiệp.
Thúy cằn nhằn:
-Mẹ cứ cho Quân đến hoài, con sợ nhà mình mang tiếng.
-Mẹ không sợ thì thôi, có gì mà con phải sợ. Cứ coi nó như một người anh trong nhà. Mẹ thấy nó còn yêu con nhiều lắm đó.
-Quân có bao giờ nhắc chuyện xưa với con đâu. Quân và con toàn nói những chuyện vớ vẩn không đầu không đuôi.

Mẹ Thúy thở dài:
-Mẹ biết nó không bao giờ dám nhắc lại chuyện xưa vì con vẫn còn ràng buộc với Tâm. Nó chỉ muốn được gần con, tìm hạnh phúc nhỏ nhoi khi nhìn thấy con, khi chuyện trò với con trong một không khí gia đình đầm ấm. Số con còn gian nan.
-Dạ, con cũng nghĩ thế. Mà mẹ à, sao con có một linh tính kỳ lạ. Hình như có chuyện gì không hay sắp xảy ra cho con. Lâu rồi dù con đã gửi bao nhiêu thư về cho bà nội Thụy Yên để hỏi về Tâm mà không thấy trả lời. Con thấy lo lo mẹ ạ.

Mẹ Thúy cũng thắc mắc:
-Mẹ cũng thấy kỳ kỳ nhưng chắc không có gì đâu, nếu có mẹ Tâm đã biên thư cho mình biết.
-Con vẫn thấy làm sao trong người ấy.

X

- Có tiếng chuông cửa, mẹ Thúy bảo:
-Con ra mở cửa đi, Quân đến đấy.
-Dạ.

Quân hí hửng bước vào vừa cười vừa nói:
-Cháu cám ơn bác rất nhiều vì đã cho cháu được đón giao thừa chung. Cháu chưa dám xin bác thì bác đã mở lời. Cháu mừng quá. Cháu xin được xếp lễ lên bàn thờ cúng bác trai.
-Cám ơn cháu. Cháu ở nhà một mình cũng buồn vậy. Đến đây để còn thấy Tết.

Quay sang Thúy, Quân nói:
-Thúy này, anh thấy có vài lá thư ngoài hộp thư, sẵn tay anh cầm vào luôn cho Thúy đây.
-Dạ. cám ơn anh. Để Thúy xem đã có bills đến chưa. Ô. Có thư của bà nội Thụy Yên này.

Mẹ Thúy vội vàng:
-Con đọc nhanh lên đi
-Dạ.
Thúy hối hả mở thư:

Con của mẹ,
Mẹ vừa qua một cơn ốm trầm trọng. Hôm nay mẹ gượng dậy viết thư cho con và mong con bình tĩnh đọc lá thư này.
Tháng trước, mẹ đi thăm Tâm nhưng được trả lời là Tâm bận công tác nên không gặp mẹ được. Mẹ ra về, băn khoăn lo ngại, nhưng không biết phải làm gì. Khoảng ba ngày sau, mẹ nhận được mảnh giấy nhỏ nhét qua khe cửa: “Anh Tâm vì tổ chức vượt trại và ngăn cản bọn quản giáo cho bạn vượt thoát nên đã bị bắn chết. Anh đã được chôn vội vàng ở bụi tre cuối làng, cạnh con đê đi ra lạch nước và có cây thánh giá làm dấu”. (Vì sự an toàn của người tốt bụng này nên mẹ đã đốt mảnh giấy).
Mẹ bàng hoàng, đau đớn vô cùng. Mẹ nằm vùi, một mình trong căn nhà vắng lặng suốt mấy ngày nhưng sau đó, bình tĩnh lại và suy nghĩ, mẹ phải đưa Tâm về và phải để Tâm cạnh bố. Mẹ cũng biết không thể hé lộ tin tức về Tâm nên mẹ cố gắng liên lạc với bọn quản giáo chỉ để xin thăm Tâm vì lần trước không được gặp, nhưng chúng đều trả lời như nhau: “Anh Tâm đang học tập rất tốt, Tết này sẽ về thôi. Anh đang công tác nên không thể gặp bác được…” Cuối cùng, mẹ phải năn nỉ cậu Linh hiện là cán bộ cao cấp dù viết một câu không xong, (con còn nhớ cậu Linh phải không? Người em họ của mẹ mà con không bao giờ chào đến lần thứ hai) ra mặt liên lạc (mẹ phải biếu gần hết số tiền con gửi về vừa rồi). Lúc bấy giờ họ mới cho biết sự thật “tại anh Tâm phản động, xách động anh em chống đối, vượt trại nên đạp phải mìn mà chết; nhà nước chỉ giáo dục chứ không bao giờ giết ai cả, vì mạng người là quý”. Họ đồng ý cho bốc mộ. Khi đào đất lên, xác Tâm đã rữa nát. Mẹ không sao cầm được nước mắt. Có ai ngờ đầu bạc khóc đầu xanh đâu. Mẹ nhìn quần áo đẫm máu đã khô đen và những lỗ hổng chi chít khắp người Tâm mà lòng mẹ tan ra từng mảnh. Con ơi! Mẹ ngã quị lúc đó. Tâm đã làm gì mà chịu cái nghiệp nặng như thế này? Mẹ quyết định làm lễ hỏa thiêu nắm xương tàn của con trai và đưa nó vào chùa. Mẹ đã bán căn nhà, cúng dường cửa Phật, nơi mẹ đang quy y. Ngôi chùa rất nhỏ, ở một vùng quê hẻo lánh của người bạn thân với mẹ ngày xưa. Ở đây mẹ có cảm giác được gần Tâm, hằng ngày cầu siêu cho Tâm và cầu xin Đức Phật giải bớt tội nghiệt của mẹ trước khi mẹ có thể gặp con trai mẹ nơi cõi Vĩnh Hằng. Đồng thời mẹ cũng cầu an cho con và Thụy Yên.

Thúy của mẹ, con còn trẻ. Kể từ giờ phút này, mẹ không có con dâu nữa. Mẹ sẽ nhận con là con gái của mẹ vì mẹ đã từng thương con như thế. Mẹ không cho rằng thời gian tang chế ba năm là cần thiết. Con đã xa Tâm và đã chung thủy với Tâm quá lâu cho một đời người son trẻ rồi, con phải nghĩ đến tương lai con và Thụy Yên. Con và Thụy Yên cần có người săn sóc và lo lắng. Mẹ chỉ mong nhận được tin vui của con gái mẹ. Mẹ thương con vô cùng, Thúy ơi…

Mẹ đã 70 tuổi rồi, vậy mà mẹ phải thắp nhang cho con mình hằng ngày. Tại sao mẹ không đựơc “đi” thay cho con trai? Thôi con ạ, thư nói mãi cũng không hết….”


Thúy buông lá thư lẩm bẩm:
-Tâm ơi, Tâm ơi, Tâm ơi! Rồi bất tỉnh.

Quân hoảng hốt phóng nhanh đến đỡ Thúy. Mẹ Thúy và Thụy Yên chạy đi tìm khăn ướt. Khi tỉnh lại, Thúy không nói một lời, chỉ trân trân nhìn lên trần nhà. Quân vỗ về:
-Khóc đi Thúy. Khóc đi em. Mẹ, anh và Thụy Yên cùng khóc với em. Khóc đi em, khóc đi.
Thúy vẫn không trào một giọt lệ. Mẹ Thúy với lấy bức ảnh Tâm trong phòng khách, đặt vội vàng lên bàn thờ, thắp một nén nhang, nghẹn ngào bảo Thụy Yên:
-Cháu quì xuống lạy bố đi. Rồi bà khấn – Ông ơi, săn sóc thằng Tâm nhà mình.

Bà ôm cháu, những giọt nước mắt lã chã rơi trên mái tóc mềm của đứa bé vừa mồ côi cha.

Bữa cơm chiều ba mươi Tết vẫn còn dang dở.

HV

Hong Vi
Admin

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 14/09/2011

https://nghethuatthovannhac.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Chờ phần II vậy!

Bài gửi  tuhuy199 Mon Aug 20, 2012 10:54 am

Chờ HV kể tiếp truyện "Lá thư chiều ba mươi Tết" đây!
Hy vọng phần II sẽ bắt đầu bằng: "... Ba năm sau, ,,," HV nhỉ

TH

tuhuy199

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 10/08/2012
Age : 67
Đến từ : Vietnam

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Re: Truyện Ngắn

Bài gửi  Hong Vi Tue Aug 21, 2012 1:58 am

Cám ơn tuhuy đã đọc chuyện ngắn mới posted.

Phần II do người đọc viết. HV hết ý rồi

HV




5. Một Mảnh đời



Gia đình chúng tôi có bốn anh chị em. Tôi là chị cả, em trai kế tôi là Ái, sau đó là em gái Nguyệt và Lập em trai út tôi.

Khi chào đời khoảng 15 ngày thì Lập chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Phong tục lúc đó nếu trong nhà có người chết thì đốt chùm kết (hay bồ kết) để báo tin hoặc tiễn đưa linh hồn xấu số. Bố mẹ tôi cứ vừa đốt chùm kết lên vừa khóc, rồi lại tắt chùm kết đi; nín, khóc tủy theo hơi thở của em. Bà hàng xóm người Pháp cạnh nhà cứ phải ngửi đi ngửi lại mùi chùm kết và nghe đi nghe lại tiếng khóc, chắc là chịu không nổi, bà sang nhà tôi, hỏi cớ sự rồi bảo bố tôi phải đưa Lập vào ngay nhà thương Grall, sau này là Đồn Đất. Vào đến nhà thương, việc đầu tiên bác sĩ làm là chọi Lập vào thau nước lạnh vì Lập bị nóng hơn 40 độ C. Bố mẹ tôi xót ruột vì theo cách trị bệnh của ta lúc đó, khi lạnh đắp mền là chuyện dĩ nhiên nhưng khi nóng phải uống nước nóng, đắp mền thật kỹ để ra mồ hôi cho hạ hỏa. Ấy thế mà sau chầu bị ngâm trong thau nước lạnh và dĩ nhiên với sự săn sóc của nhà thương, Lập hết bịnh, và bỗng dưng trở thành một em bé đẹp trai, dễ thương và thông minh.

Cuộc đời Lập bình yên, hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ và gia đình cho tới khi học xong đại học Luật và đang tập sự luật sư thì “được giải phóng”. Lập nhìn quãng đời đen tối về sau, từ một luật sư tương lai bỗng trở thành một người vô nghề nghiệp. Cơn thất vọng não nề đưa Lập vào con đường nghiện ngập. Cái tài chưa thấy hoàn thành thì cái tật buông ra triền miên.Lập bắt đầu chơi xì ke, ma túy. Lập chỉ trở về nhà để “thuổng” ít đồ đem cầm cho qua cơn. Cơ thể Lập càng ngày càng đi xuống, gầy gò và tâm trí bất bình thường. Ba má tôi đưa Lập và nhà thương Sùng Chính, hy vọng nhà thương có thể điều trị cả tâm thần lẫn thể xác Lập. Một buổi tối, nhà thương gọi về ba má tôi báo tin đã đưa Lập vào Fatima, bệnh viện tâm thần vì Lập vừa cầm dao rượt đuổi cả bác sĩ lẫn y tá chạy vòng vòng. Ba má tôi nhìn nhau rơi lệ. Sáng sớm hôm sau, hai ông bà dậy rất sớm, chiên khoai tây, pha cà phê để vào bình thủy là món Lập thích rồi khăn gói đi xe đò từ Saigon lên Biên Hòa thăm đứa con bị nằm “bệnh viện người điên”. Khi về, má tôi chỉ nước mắt lưng tròng nói với gia đình: “nó không biết gì cả, chỉ vừa nhìn trời vừa nói, vừa cười: nhìn kìa, trời ơi, mây đẹp dễ sợ. Ồ, mây đẹp quá, mấy người thấy không?” Ba má tôi hầu như ngày nào cũng đi xe đò lên thăm Lập và cũng vui mừng từng lúc khi thấy những cơn điên hiền lành của Lập càng ngày càng giảm. Sáu tháng sau đó, Lập được về. lúc thì Lập rất tỉnh, lúc thì mê mê, và nhan sắc thì càng ngày càng xuống dốc một các thảm hại.

Gần một năm sau thì ba tôi mất, Lập lại càng hư hỏng vì không ai kềm được Lập. Mẹ tôi tìm cách cho Lập vượt biên vì sang đó “có anh nó lo.”

xxx

Chuyến hải hành của Lập bình yên. Nghe một người bạn vượt biên cố vấn, trên ghe nên lập một bàn thờ Phật vì “Thái Lan rất mộ đạo Phật”. Tàu có gặp hải tặc, nhưng lạ lùng thay, hải tặc nhìn thấy bàn thờ, chắp tay lạy Phật, bắt mọi người lên boong tàu, cướp sạch tiền nong. Sau đó, cho ghe ít thức ăn và đặc biệt không hề đụng tới phụ nữ dù lúc này các chị, em đang run lẩy bẩy vì sợ.

Khi sang Mỹ, những ngày đầu Lập ở với Ái,

Công việc đầu tiên của Lập là xếp hàng cho một siêu thị và …nhan sắc của Lập càng ngày càng tệ. Một hôm, một khách hàng của siêu thị hốt hoảng chạy đi tìm bà chủ chợ:

- Bà chủ ơi, tôi ra chỗ để gạo tìm mua một bao thì thấy có thằng Mỹ đen nào nằm ngủ kìa.

Bà chủ mặt mày xanh lè, không hiểu tại sao có “thằng Mỹ đen nào nằm ngủ” mà cả chợ

không ai biết. Bà a lát sô chạy thật nhanh ra chỗ chất gạo thì hóa ra là Lập. Bà chủ kêu em dậy:

- Lập à, dậy đi, sao ngủ ở đây vậy.

Lập lừng khừng đứng dậy vừa đi vừa lầm bầm:

- Khiêng mấy bao gạo nặng thấy mẹ, nằm ngủ một chút mà cũng ồn ào.

Cà bà chủ chợ lẫn bà khách hàng nhìn theo, lắc đầu, và …hết ý kiến.

Từ lao động trí óc sang lao động chân tay, Lập đã cay đắng gửi thư cho Đỗ Hồng, cô em họ rất thân với Lập: “… thùng rác ở Mỹ vẫn đựng rác chứ không đựng tiền, vỉa hè ở Mỹ vẫn lát bằng gạch chứ không lát bằng vàng. “

Nỗi đau đớn và thất vọng ngày càng lớn đến nỗi một hôm, Lập quyết định… đi tu. Lập gọi cho người bạn thời niên thiếu, Tài, đón Lập và đưa Lập tới một ngôi chùa trên Los. Khi đến nơi, Lập bảo Tài về, nhưng như có một linh tính, Tài ở lại, đậu xe ngoài đường chờ Lập. Quả đúng vậy, chừng 10 phút sau, Tài thấy Lập ôm bị quần áo từ cổng chùa bước ra, mặt mũi hầm hầm:

- Về đi mày, cái “thằng cha sư” đuổi tao thẳng thừng: “Trời ơi, tui sắp bị đuổi chùa rồi, anh về lè lẹ đi”.

Tài được một dịp cười khi kể cho chúng tôi nghe chuyện, tất cả chỉ vì dung nhan… tàn tệ của Lập làm ông sư tưởng đâu… kẻ cướp giả dạng … tu nhân chờ dịp ăn cắp thùng “phước sương”.

Ở với Ái chán, Lập dọn về ở với mẹ tôi và Nguyệt. Lập muốn thuê phòng ở ngoài, Nguyệt cũng chiều Lập, đọc báo, tìm một chỗ ở vừa túi tiền mà Nguyệt có thể chu cấp cho Lập được. Vừa về đến nhà, cầm tờ báo lên chưa kịp đọc thì chuông điện thoại reng. Nguyệt bốc phone, người chủ nhà của Lập vừa thở vừa nói:

- Chị Nguyệt ơi, chị làm ơn tới đưa anh Lập đi giùm nghe, tôi mới coi lại, trần nhà phòng anh Lập sắp sập rồi, chị đưa anh ấy đi đi để tui kêu thợ sửa.

Nguyệt cũng bò ra cười: “cái ông chủ nhà này nhìn dung nhan Lập, sợ quá, muốn đuổi người mướn nhà mà không có lý do nào better, nên bịa ra trần nhà tự dưng sập.”

Khiếu tiếu lâm của Lập thì thật là… tiếu lâm. Có hôm thấy Lập đi cà thọt, tôi hỏi:

- Chân sao vậy? Có cần đi bác sĩ không?

Lập há há cười to:

- “Chưng” tui đâu có sao, tự dưng nhớ ông Văn Kiều, đi cà thọt giống ổng cho “dui” thôi.

Ông Văn Kiều là hàng xóm chúng tôi khi còn ở VN, chân cà nhắc bẩm sinh.

Phòng má tôi đặt hai cái giường song song, Lập nằm đầu trên một chiếc giường, chân đặt trên chiếc giường bên kia, cái đít thì đong đưa trong khoảng trống giữa hai chiếc giường, tôi ngạc nhiên:

- Làm gì vậy, Lập?
- Tui nằm “dỏng” (võng).

Sau khi coi một phim nổi tiếng (tôi quên tên), khi được hỏi về phim, Lập kết luận:

- Bắn nhau quá mạng, tài tử chết hết, dòm lại chỉ còn khán giả là sống.

Lập thích vẽ, thích sơn. Một hôm đi làm về, Nguyệt thấy hàng rào đã được Lập cho mặc áo mới một cách kinh hoàng, màu “Lập thể” của bức tranh đẹp đến nỗi Nguyệt phải thuê người sơn lại.

Thế rồi Lập chán ở nhà Nguyệt, Lập đòi sang ở với tôi. Cái tính thích vẽ tầm bậy của Lập không ngừng nghỉ. Cũng một hôm tôi đi làm về, Lập bảo tôi:

- Bà xuống bếp coi tui sơn cái cupboard, đẹp lắm.

Trời hỡi, cái tủ đựng chén bát của tôi bằng gỗ oak, đã được Lập cho khoác lên màu sơn

trắng. Tôi rụng rời, nhưng đâu biết nói gì, chỉ lắc đầu thở dài. Hôm sau, đi làm về, Lập hí hửng khoe:

- Bà coi lại cái tủ đi, tui mới sơn lại đẹp lắm.

Cha mẹ ơi, Lập quẹt sơn màu xanh thiên thanh vào những thanh gỗ dọc của tủ. thiệt là hết ý kiến, tôi chỉ nhủ thầm khi nào để dành đủ tiền thì thay cái mới.

xxx



Khi tôi và gia đinh được đi theo chương trình ODP do em kế tôi, Ái, bảo lãnh, chúng tôi đến Mỹ đoàn tụ với hai thằng em. Cả nhà vui vầy đông đảo. Ái thì không có gì phải lo và phải nói, Ái đã từng du học Mỹ quốc nên Ái quen thuộc đời sống, văn hóa và phong tục Mỹ.

Còn Lập thì cả nhà … lắc đầu. Chẳng những nhan sắc tàn phai một cách tàn tệ mà lại còn … “dô dụng” nữa. Chúng tôi sang sau Lập 3 năm, vậy mà chị kế của Lập, Nguyệt, phải đi xin lại thẻ xanh cho Lập vì bị “mất đâu ai mà biết”, còn tôi thì tập cho Lập lái xe và đưa đi thi.

Khi Lập sang đến nơi, Ái cũng đã cho Lập tập lái xe. Lần đầu tiên dự thi, khi leo lên xe, Lập bắt đầu de ra, xe đụng thùng rác một cái rầm, vừa nói “sorry”, vừa đổi số xe chạy tới, leo lên lề một cái ầm; vị giám khảo mặt cắt không còn giọt máu, hầm hầm bước xuống xe không nói một lời.

Lần thứ hai khá hơn, chỉ đâm vào lề và vị giám khảo hung hăng “when you practice better, then come back”.

Đến lượt tôi đưa Lập đi thi. Đưa Lập đi nhưng không hy vọng gì. Quả thực như vậy, hai lần đầu bị failed vì “không biết bao nhiêu lỗi”. Sau đó, tôi bắt Lập tập kỹ hơn, sửa tất cả những lỗi trong lời phê của giám khảo. Thế là lần thứ ba, tôi đưa Lập đến Fullerton “để tìm hên” và hên thiệt. Lần này Lập được đúng 75 điểm để đậu, nhưng gài …seat belt lệch, phải đi tìm dao cắt mới ra khỏi xe.

Coi như Lập đã có bằng lái, bây giờ chỉ tìm cho Lập một công việc nhẹ nhàng, không cần lương cao vì như Lập nói “ối……., đủ xài được rồì”. Cái đủ xài của Lập là … đủ tiền uống rượu. Sang đây Lập không có tiền và cũng không dám lăn vào đám xì ke, nên đành uống rượu giải sầu và quên tương lai. Đầu óc Lập không phải là đầu óc của một Lập ngày còn là sinh viên luật, tính tình Lập không phải là tính tình Lập khi còn bé. Lập thay đổi hoàn toàn, không để ý đến bề ngoài, không nghe lời bất kỳ ai, và làm những gì Lập muốn chẳng hạn như không ăn, chỉ uống rượu. Lập dùng rượu vang đỏ hay trắng cả ngày, từ khi thức dậy đến khi thiếp đi, rồi lại giật mình dậy, vớ chai rượu để ở đầu giường nốc một hơi, rồi lại thiếp di. Mỗi ngày Lập uống hết một bình 5 gallons Vin José. Gia đình chúng tôi tìm mọi cách để Lập bỏ rượu, năn nỉ, khuyên can, dịu ngọt, la lô nhưng “như muối bỏ bể”, Lập không thể bỏ rượu dù chỉ một khoảng thời gian ngắn vài ba tiếng đồng hồ. Không đưa tiền cho Lập thì bạn bè Lập cho hoặc lén đem rượu tới vì đám bạn Lập vẫn thương quí Lập. Chúng tôi nghĩ chắc một việc làm có thể giúp Lập cai rượu.

Lúc đó tôi đang làm leader một assembly line. Đâu có gì vinh dự nhưng cũng có thể xin việc cho vài ba người vào làm …assembler được. Vậy là tôi bảo Lập ngày mai đến hãng tôi xin việc. Lập không đi một mình mà đi với Quế, người em bà con. Sau buổi phỏng vấn, boss tôi gặp tôi:

- I already interviewed them, I impressed on your cousin, but you mentioned Lập and because he’s your brother, I’ll hire him. Would you please tell him to come back in the afternoon and wear nicer clothes?
- Yes. I will.

Đoán Lập đã về đến nhà, tôi gọi phone dặn Lập mặc bộ quần áo mới mua tuần trước và quay lại lúc 3 giờ chiều. Khi receptionist gọi tôi cho biết Lập đã đến, tôi báo cho my supervisor và cùng đi ra gặp Lập. Giời ạ, Lập mặc bộ quần áo mới nhưng áo len thì … chẳng những mặc trái mà còn mặc ngược: mặt trước ra sau và mặt sau ra trước. Tôi bối rối không biết my boss có nhận thấy không nhưng ông bảo tôi:

- Alright Van. I need his ID & SSN.
- Yes.

Tôi chạy vào ngăn kéo bàn làm việc, lấy giấy tờ đưa cho ông ta. My boss trợn hai mắt ngạc nhiên:

- Why are you keeping his paper?

Tôi không dám nói là sợ Lập làm mất một lần nữa, tôi chỉ trả lời:

- Because I know you will hire him. Thanks a lot. I appreciate it. I think he’ll be a good worker.

My boss gật đầu nhưng tôi có thể đọc được đôi mắt đầy nghi ngờ của ông:

- I hope so.

Thứ hai tuần sau đó Lập đi làm và được đưa vào chỗ rửa boards (wash & clean Printed

Circuit Board). Các cụ xưa vẫn bảo không có nghề xấu, chỉ có người xấu. Nhưng mà nhìn Lập “rửa bo”, tôi thực sự đau lòng. Đồng ý là phải bỏ quá khứ vàng son sau lưng, lăn thân vào thực tế để sống còn, nhưng tôi thương Lập quá. Nếu một người đã xong đại học sang đây với hai tay trắng như Lập nhưng đầu óc bình thường và cầu tiến, chỉ dùng công việc “rửa bo” như phương tiện để đi xa hơn trong tương lai, họ có thể trở lại đại học, tốt nghiệp và có một việc làm khá hơn. Lập không thể, đầu óc Lập đã hỏng rồi. Tôi xót xa vì vậy. Thôi thì tôi tự an ủi là sức khỏe Lập không còn, lại có công việc nhẹ nhàng, và vì đi làm, Lập đỡ cơn say mỗi ngày 10 tiếng rưỡi (kể cả 2 tiếng lái xe mà tôi là tài xế).

Tôi làm leader của stuffing line tức là gắn những components như capacitors, chips, connectors, resistors… vào pcb, đưa qua inspector của Quality Control (QC) để sửa những lỗi hoặc thiếu, hoặc sai, sau đó đưa qua máy hàn (soldering machine), rồi pcb này được đưa sang máy rửa là chỗ Lập đang làm. Sau khi rửa sạch, stuffed pcb được đưa sang Touch Up (TU) line để sửa lại những mối hàn xấu, hư hay parts bị rơi khi qua máy. Vì vậy Lập làm gần TU line hơn stuffing line.

Lập nói chuyện rất có duyên, tính tình hiền lành, và rất có khiếu kể chuyện cười, nhất là chuyện Kim Dung, nên hầu như tất cả những nhân viên VN trong manufacturing assembly lines đều thích Lập. Khi còn ở Bidong, nhờ tài kể chuyện này mà Lập “như ông vua” ở đảo. Mỗi tối, bọn “đàn em” đem cho Lập một ly chè, vài điếu thuốc, và tận tình tẩm quất để được nghe Dương Quá -Tiểu Long Nữ. Quách Tĩnh – Hoàng Dung hay Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự – Vương Ngọc Yến …Lập cũng mánh lắm, kể đến đoạn gay cấn là “thôi, tao mệt rồi, để mai tao kể tiếp”. Thế là hôm sau Lập lại được “một ngày như mọi ngày”, lại có chè, có thuốc và có tẩm quất. Cho nên, khi đi làm, Lập nhờ cái khiếu này mà nhàn hạ hơn một chút, được mấy tay trong hãng đỡ đần. Ngoài ra, không biết là tật hay tài, Lập hay tán toàn những cô nhân viên xinh của hãng. Cứ cô nào đẹp là “dợ tui”:

- Tui có biết bao nhiêu em đẹp, em Hoa, em Hoàng, em Thủy…

Tôi trêu Lập:

- Em Loan nữa chứ.
- Trời đất, chỉ cần em đó mê tui thôi là tui thấy mẹ, vừa xấu, vừa lùn, vừa mập, vừa vô duyên.

Tôi la lên:

- Vừa thôi chứ, làm gì mà chê người ta dữ vậy
- Bà nghĩ coi, gần 50 tuổi rồi, có bồ lần nào không? Tui nói vậy còn ít đó.
- Vậy sao Loan nói: Chị Vân không biết đấy chứ, cứ mỗi lần gặp nhau là bốn mắt nhìn nhau say đắm, không còn biết gì nữa.

Lập la chói lói:

- Tui mà có nhìn “con mẻ” cho tui chết đi.

Mấy đứa biết chuyện cứ bò ra cười. Nhờ đi làm, Lập chỉ uống chút đỉnh vào buổi chiều, không say sưa như trước nữa.

xxx

Thường thường vào buổi trưa, sau khi ăn xong trở vào làm, mọi người đều mệt mỏi:

- Buồn ngủ quá, Thủy đi kiếm anh Lập tới ngồi nói chuyện cười cho đỡ buồn ngủ đi, Thủy.
Thủy là leader trong TU line.

Và rồi một hôm, một việc tại hại xảy ra. Buổi trưa, Lập được những “admirers” mời đến line ngồi nói dóc, tuy vậy những admirers này cũng sợ supervisor trông thấy nên bảo Lập làm bộ stuffing pcb. Lập ngồi gần một chị người Tàu lai trẻ tuổi hơn Lập tên Bình. Hai anh em gắn xong cái pcb 1 foot vuông, Bình đang sửa soạn đưa qua QC để inspect thì Lập quen tay như khi rửa pcb, vừa kể chuyện cười vừa điềm điềm lật ngược cái stuffing board. Thế là bao nhiêu parts rớt trên bàn và rơi xuống đất tung toé như lá vàng mùa thu gặp cơn gió mạnh. Bình xanh mặt:

- Thấy mồ dồi anh Lập ơi. Ló luổi mình pây giờ.

Lập cũng hết hồn:

- Lượm lẹ đi chị Bình, nó đuổi cả tui lẫn chị đó.

Lúc đó Thủy cũng nhanh trí làm bộ chạy lên bàn của supervisor, giữ chân ông ta lại bằng cách hỏi tầm bâỵ tầm bạ để cho Bình và Lập đủ thì giờ dọn dẹp. Lần sau, khi vời Lập đến giúp vui, Thủy bảo:

- Anh Lập, lần này anh làm bộ prep (cắt theo hình dạng và nhu cầu của stuffing line) mấy con caps (capacitors) này đi, khó bị hư và nếu có hư thì cũng dễ sửa.

Cái tấn tuồng này diễn đi diễn lại nhiều lần không bị cấp trên phát giác. Lập lại rất phóng khoáng, ai xin cái gì cũng cho, có khi không xin, chỉ cần nhìn thôi là cũng được cho. Cuối năm hãng tổ chức Christmas và bốc thăm. Chó ngáp phải ruồi, Lập trúng được một bộ ly uống rượu vang, bọc vàng trên mép ly. Thủy chạy gặp tôi hối hả:

- Chị Vân, anh Lập trúng bộ ly kìa, chị xuống biểu anh Lập để dành cho chị không thôi ổng đem cho bây giờ.
- Cám ơn Thủy, em chạy xuống biểu nó giùm chị đi.

Nhờ vậy mà tôi có bộ ly rất đẹp mà tôi còn giữ đến bây giờ.

xxx

Có một việc xảy ra cho Lập mà tôi nghĩ trong cuộc đời đi làm, không ai gặp phải. Chủ hãng vẫn tự hào là safety của hãng vô cùng quan trọng và mọi nhân viên đều tuân hành một cách cẩn trọng. Một hôm, một nhóm quan khách đi thăm hãng, vị chủ hãng, David, hãnh diện:

- Safety in my company is extremely serious, and every employee perfectly follows the rules even the person who washes & cleans pcb, he must wear goggles, gloves, jacket, and athlete shoes.

Thê thảm thay, khi David và nhóm khách đến chỗ “rửa bo”, thì Lập không đeo kiếng che mắt, đang rửa pcb bằng đôi tay trần, không áo khoác, và chân mang đôi dép Nhật. Ai cũng có thể tưởng tượng gương mặt chủ hãng bối rối và “quê” thế nào. Tất nhiên, hợp đồng không được ký giữa khách và công ty. David vô cùng giận dữ, bèn gọi xếp tôi:

- You fire the “washing pcb guy” right away.

My boss gãi đầu:

- But he’s Van’s brother.

Đến lượt chủ hãng ngập ngừng:

- So, demote him.
- To where? He’s at the lowest level in the production line.
- Is he permanent now?
- Yes.
- Then, make him temp again.

Thế là Lập “dược” gọi lên văn phòng ký giấy từ permanent xuống temporary.

Xếp tôi chạy ra kể chuyện cho tôi nghe lý do tại sao Lập bị “demoted”. Tôi chỉ cười “sorry” vì cảm thấy tội nghiệp chẳng những cho xếp tôi mà còn cho chủ hãng. Trên đường về, Lập há há cười:

- Trời, chưa thấy ai đi làm giống tui hết. Từ perm xuống temp. Thôi, kệ cha nó, tới đâu hay tới đó.

Lập tà tà và chểnh mãng làm trong sự quí mến của anh chị em trong hãng và …sự chịu đựng của xếp tôi. Cho đến một hôm, hãng bị bán đi và Lập được dời sang line khác, dưới quyền một supervisor khác. Lúc này tôi đã chuyển vào phòng kỹ sư để vẽ hình chỉ dẫn cho manufacturing lines. Tôi không thể support cho Lập nhiều được nữa vì chủ hãng mới mướn nhân viên mới. Lập cũng biết vậy nên Lập lại lầm bầm mỗi khi lên xe:

- Không biết khi nào thằng xếp này nó đuổi tui.
- Ráng chịu khó focus vào công việc một chút.

Khuyên Lập như vậy nhưng tôi biết tính Lập sẽ không thay đổi và, cũng như Lập, tôi chờ ngày nhìn Lập uống rượu trở lại. Thế rồi ngày “trọng đại” đã đến. Hãng mới bắt đầu chiến dịch thanh lọc, và Lập là người đầu tiên trong danh sách ra đi. Sau khi Lập đã ra khỏi hãng, vị supervisor của Lập đến, quì một chân cạnh ghế tôi ngồi:

- Van, you can curse me or beat me up. I’m sorry; I just let your brother go.

Vì đã biết diễn tiến nên tôi chỉ trả lời:

- Well, you just do what you have to do. I have nothing to say.

xxx

Lập về nhà, lãnh thất nghiệp. Khoảng một tháng sau, Lập đến một agency xin việc. Sau ngày đầu tiên, Lập về nhà bảo tôi:

- Nó cho tui vào một hãng sản xuất video, nó chỉ tui bấm những nút cần thiết, nhưng má nó, ai mà nhớ cho nổi, tui mà biết nút nào vào với nút nào cho tui chết đi; thế là nút nào tui cũng bấm, bấm lia bấm lịa, bấm hết biết luôn, nó cứ phải chạy tới chạy lui sửa. 2 giờ chiều, nó biểu tui về và dặn mai khỏi tới nữa. Thiệt tình, có ai đi làm có một ngày thì bị đuổi như tui không.

Tôi an ủi Lập:

- Ngày mai xin hãng khác, chắc việc không bị rắc rối.

Hôm sau Lập lại đến agency xin một việc khác. Nhưng khi tôi về nhà đã thấy Lập nằm trong phòng và mùi rượu nồng nặc. Tôi đoán được chuyện gì xảy ra. Lập chỉ làm nửa ngày rồi bỏ về. Có lẽ Lập thấy không có ai đỡ đần, một chỗ làm việc mới với những khuôn mặt lạ hờ hững. Thế là Lập quit job, về nhà nằm uống rượu, thở dài và … ngủ. Tôi nhờ con gái út, Uyển Vi, khuyên Lập giùm vì cậu cháu rất hạp nhau và Lập vẫn nghe lời cô cháu gái. Đúng vậy, Lập bỏ rượu được gần 3 ngày, nhưng sau đó, Lập uống lại, vì không có việc làm, và quan trọng hơn cả là cái óc của Lập đã hỏng vì cocain từ lâu. Cứ mỗi lần cháu Vi khuyên thì bớt được vài ba ngày, sau đó, lại mèo vẫn huờn mèo. Uống rượu ngày một nặng thêm. Lúc đầu có tiền còn uống rượu vang, sau này hết tiền, mỗi ngày Lập làm một chai volka. Cháu khuyên cũng bằng thừa, chị khuyên cũng không đến đâu, mẹ mắng lại càng vô ích. Một hôm, muốn Lập bỏ rượu, tôi đã rất cương quyết bảo Lập:

- Nếu còn ở đây thì bỏ phải rượu, nếu không bỏ rượu thì dọn ra đi.

Lập không trả lời, nhưng tự ái vô cùng “bự”, Lập nhất định dọn ra. Dù bảo Lập thế, nhưng tôi sợ Lập bỏ đi vì Lập không có một đồng nào trong tay cả. Nhưng quả là số trời, vì cô em tôi, Nguyệt, thấy Lập bị tâm thần không nhẹ nên đã làm đơn cho Lập xin tiền SSI, và Lập đã có tiền để dọn ra ngoài. Lại một cái may mắn khác, chủ căn nhà, Trang, người cho Lập share phòng lại chính là chị vợ người bạn thân, Liêm, của Lập. Liêm đã tử trận ở VN và Lập lúc đó là người đứng ra lo ma chay vì gia đình Liêm tài chánh eo hẹp. Lập gặp lại vợ Liêm và biết được vợ Liêm đã tái giá. Thế là câu chuyện về Liêm được kể lại và vì Lập là người ân nên được xem như thượng khách trong nhà. Hễ Lập muốn ăn uống gì là “Anh Mỹ (chồng của Trang), bữa nay ăn xúp đuôi bò nha”, hoặc là “nấu cháo gà ăn đi anh Mỹ”, hay là “chị Trang à, ngày mai nấu nồi phở nghe”; vậy là cả hai vợ chồng đều hầu hạ Lập ra trò.Ngày nào nghỉ việc là chị Trang vào phòng Lập thu xếp dọn dẹp và giặt quần áo cho Lập.Kể cả hai đứa con của Mỹ – Trang cũng rất thương “chú Lập”, Chú Lập muốn gì là Hùng và Kim lo ngay cho chú. Gia đình chúng tôi vẫn cười là cả nhà Mỹ – Trang nợ Lập từ kiếp trước nên kiếp này phải trả. Vì vậy chúng tôi rất yên tâm khi Lập ở với gia đình này.

Tuy nhiên trong cái may có cái không may như chuyện tái ông mất ngựa. Cùng share phòng trong nhà chị Trang là một cựu giáo sư dược ở Saigon và ông ta, Trước, là một con sâu rượu. Hai con sâu rượu gặp nhau, hai cái đầu có học gặp nhau; cặp bài trùng cùng uống rượu, cùng nói chuyện văn chương, cùng nói chuyện đời và cùng say sưa. Tuy nhiên, Trước có ý chí hơn, ít nhất cũng biết tự chủ, say sưa nhưng khi tỉnh lại là ăn bù vào lúc nhịn ăn vì rượu; đồng thời, Trước có một việc làm part time nên phải tỉnh táo để giữ job. Lập không có gì ngoài việc uống rượu cho quên thời gian, và vì uống rượu cả ngày nên… không có thì giờ ăn và dinh dưỡng trong cơ thể Lập càng ngày càng giảm. Mặc cho lời khuyên can của Mỹ, Trang, và Trước, Lập vẫn tiếp tục uống rượu vả không ăn.

Cho đến một hôm, Mỹ gọi phone khẩn cấp vào hãng cho tôi:

- Chị Vân ơi, Lập nó yếu quá, chị tới đây ngay đi.

Tôi chạy đến Lập và đưa Lập ngay tức khắc vào nhà thương. Lập đi không nổi, ngồi xe lăn vào phòng chờ. Đang chờ thì Lập ráng đứng dậy, tôi hỏi:

- Đi đâu vậy?
- Về nhà, thằng em tui nó đang bảo tui là nó đau nặng, tui phải về thăm nó.

Tôi ngẩn ngơ nhìn Lập. Không ngờ Lập vì ảnh hưởng của rượu, đang bị bịnh ảo giác. Tôi bảo Lập:

- Lập đâu có đứa em nào, Lập mới là người bị bịnh nặng. Chờ một chút bác sĩ khám bịnh cho.

Lập lại ngồi xuống, mắt lơ láo nhìn quanh, gương mặt thất thần như Lập đang phiêu du ở một nơi nào không phải là thế giới loài người nữa. Tôi lại xót ruột nhìn Lập đờ đẫn, ngơ ngáo. Bác sĩ chích IV, săn sóc Lập, để Lập qua đêm và tôi ra về.

Sáng hôm sau, khi tôi vừa đến đúng lúc vị bác sĩ đang bảo văn phòng làm giấy cho Lập về. Tôi ngạc nhiên hỏi thì vị bác sĩ kể là khi bác sĩ hỏi Lập:

- Anh bị gì mà vào đây vậy?

Giọng Lập tửng tửng, lừng khừng và bất cần đời:

- Hổng bị ráo nạo gì hết. Tự dưng bà chị đưa tui quăng vô đây chứ tui có bị gì đâu. Tui vẫn khỏe mạnh thấy mẹ.

Vị bác sĩ VN còn trẻ, chắc chưa bao giờ khám bịnh cho một người nửa tỉnh nửa mê và ăn nói “côn đồ” như Lập nên có vẻ bất bình:

- Nếu anh không bị gì thì tôi làm giấy cho anh về.

Tôi lật đật tả oán và lôi lý lịch… không đến đỗi tệ của Lập, đồng thời dùng tiếng Anh đầy accent của tôi để chứng tỏ mình không đến nỗi “ngu” lắm. Cuối cùng, vị bác sĩ chỉ giận hờn chút đỉnh, tỏ vẻ thông cảm, cho thuốc và để Lập ở lại nhà thương đến khi khỏe hẳn. Sau 7 ngày được săn sóc và khuyên bảo, Lập khá hơn. Khi về nhà đã chịu ăn uống và tập thể dục. Ai cũng mừng cho Lập, nhất là má tôi, cụ tin rằng con trai út của cụ đã trở lại một người bình thường, không còn là người hành tinh nữa. Tôi ráng tìm một việc cho Lập, nhưng thật không thể, Lập được phỏng vấn vài nơi và đều bị từ chối. Lập lại sa vào tình trạng thất vọng và lại tìm rượu giải sầu, mặc cho những lời can ngăn và khuyên bảo của những người chung quanh. Tôi biết rằng tình trạng tới lui nhà thương sẽ tái diễn không ngừng nghỉ.

Quả như vậy, vài tháng sau, Mỹ lại gọi tôi đưa Lập vào nhà thương. Lập uống rượu nhiều tới nỗi …không còn máu để test nữa. Lần này Lập ở nhà thương lâu hơn và đưa qua khu “lao”. Khi về nhà, Lập ăn uống bình thường và tập thể dục đều đặn được ít lâu. Tôi không tìm việc cho Lập nữa, chỉ tới thăm Lập, khuyên răn nhỏ nhẹ và đem thức ăn cho Lập. Vài tháng sau, lại phone của Mỹ gọi, lại đưa Lập vào nhà thương, lại năn nỉ bác sĩ, và lại đưa Lập về. Tới lui nhà thương mãi đến nỗi bác sĩ …điên tiết lên:

- Anh cứ vậy hoài là lần sau tôi từ chối không cho anh nằm nhà thương nữa đâu.

Lập khủng khỉnh:

- Ối…, bộ tui thèm ở đây ha.

Tôi lại một màn năn nỉ:

- Lập bị tâm thần bác sĩ à, xin đừng để ý lời Lập.

Quả là lần cuối củng Lập vào nhà thương.

Lập về nhà, không ai khuyên bảo được nữa. Uống rượu liên tu bất tận. Một thứ sáu, Lập gọi tôi:

- Chiều đi làm về ghé chở tui đi nhà băng rút tiền nghe.

Tôi ghé đưa Lập ra Bank of America tại Magnolia. Sau khi rút tiền xong tôi hỏi Lập:

- Có muốn mua gì ăn không?
- Thôi khỏi, để tui về kêu cha Trước đi mua. Ế bà Vân, bà thấy trời hôm nay đẹp không. Chiều Bolsa quá đẹp. Nắng vàng, gió nhẹ, mây hồng.

Tôi đưa Lập về. Chiều Chủ nhật, Trang gọi cho tôi:

- Chị Vân ơi, Lập chịu ra ăn với em rồi nè. Lập ăn được một bát canh chua, nửa chén cơm với cá kho. Mừng quá chị Vân ơi.

Tôi cám ơn Trang và cũng rất mừng vì Lập đã chịu bỏ cái giường mà tôi vẫn đùa là Lập nằm 25 tiếng đồng hồ một ngày, ra phòng ăn.

Sáng thứ hai, Mỹ nghẹn ngào gọi:

- Chị Vân ơi, Lập nó đi rồi. Nó biểu tôi pha cà phê cho nó, tôi bưng vào thì nó đã đi rồi.

Tôi bỏ việc, chạy ngay đến nhà Mỹ. Nhìn Lập nằm bình yên trên giường, tôi vuốt mắt cho Lập. Những giọt nước mắt của tôi âm thầm chảy xuống, “đi bình an nghe Lập, từ nay không còn buồn phìền thất vọng, không còn mệt nhoài vì cuộc sống trần thế này nữa. Đi nghe em, bình yên nghe em. Em sẽ tìm thấy hạnh phúc nơi cõi vĩnh hằng, em không cần lo lắng cho ai ở đây nữa, đi đi em, bình yên nghe em”

Rồi cảnh sát đến, rồi coroner đến. Tôi theo chiếc băng ca mang theo thi thể em đã được bọc kín ra cửa, tôi quì xuống trước em, đặt tay lên đầu em lần cuối và nước mắt tôi lã chã không ngơi. “Lập ơi, chị thương em biết bao, em cuối đời không biết hạnh phúc là gì, em cô đơn, em mệt mỏi mà không ai giúp được em vì chính em đã không giúp được em”.

Má tôi lần này lại đi chơi San José với cháu ngoại, Bích Ty. Đây là lần đầu tiên má tôi chịu đi chơi xa thì được tin con trai út đã ra người thiên cổ. Vợ chồng Ty, Ty là con gái lớn của Nguyệt, lật đật lái xe đưa má tôi về. Vợ chồng Nguyệt lại đang đi cruise. Ái đang dạy học ở Úc. Thi hài Lập đã được chuyển vào morgue. Má tôi muốn làm mọi việc cho Lập rất nhanh vì Lập không có bạn nhiều và cũng rất đơn độc khi còn sống. Ty tìm chỗ thiêu cho Lập, và con tàu nhỏ để đưa Lập ra biển; còn tôi liên lạc với morgue và họ hàng. Lyly, con gái út của Nguyệt in những tờ hướng dẫn đường đi để gửi cho mọi người. Thế là vào thứ tư, má tôi mời vị sư nơi chùa má tôi vẫn thường dự lễ để cầu siêu cho Lập và đồng thời loan báo mọi người cùng tập họp để nhìn mặt em lần cuối. Thiên Ấn, con trai trưởng của Ái đã bỏ sở, quì suốt buổi lễ chịu tang chú. Hùng, con Mỹ Trang đã khóc: “Không làm sao có chú Lập thứ hai nữa”. Thế rồi, xác thân trần tục của Lập được đẩy vào lò thiêu, những tiếng nức nở vang lên, thương cho một đời bạc phận vừa phủi sạch nợ trần.

Sáng thứ sáu, tôi ôm bình tro của Lập lên tàu ra biển cùng với tất cả họ hàng, những người thương yêu em nhưng không thể giúp em sống cuộc sống bình thường của nhân gian. Khi đến giữa giòng, tôi là người rải tro em. Vừa tung nắm tro của cuộc đời em, vừa nói thầm với em “Em bay được rồi, phải không em. Em không làm gì nên tội kiếp này, cầu xin em được thênh thang trong cõi vĩnh hằng, an nhiên tự tại ra đi bất cứ nơi nào em muốn và làm bất kỳ điều gì em mong.” Tro em bay lên không rồi từ từ rơi trên mặt biển. Má tôi đau đớn. Tôi thương em xót xa, nhưng cũng mừng cho em vì em đã thoát khỏi cõi ta bà mà em từng mệt mỏi, từng buông trôi. Tôi nhìn lại bức ảnh Lập mà tôi sẽ đem về thờ trên chùa, bức ảnh không đến đỗi xấu trai lắm vì đã được anh bạn thân của gia đình, nhiếp ảnh gia Trần đình Thục, đem Lập lên bàn giải phẫu của Photoshop mấy lần. Tôi còn nhớ Lập đã cười to khi nhìn ảnh và bảo: “Trời ơi, tui cũng đẹp trai thấy mẹ”. Tôi nhớ đến câu nói cuối cùng của Lập khi chị em gặp nhau lần chót “Nắng vàng, gió nhẹ, mây hồng.”

Buổi lễ xong, chúng tôi ra về, nhưng trong tâm hồn chúng tôi, những người còn ở lại trần thế, có ai cảm được cái ánh nắng buổi sớm mai rực rỡ ngày hôm đó không.Tôi tin chỉ có Lập là được rực rỡ trong ánh nắng huy hoàng đó vì Lập đã có được sự bình an và đã tìm ra hạnh phúc. Cái hạnh phúc, cái bình an đặc biệt mà Lập cần.

Ngày thu dọn phòng Lập, tôi tìm thấy những vần thơ:

Tôi có hai bàn chân

Đi hoài không tới đích

Tôi có một sợi xích,

Trói hoài hai bàn tay

Tôi có một cơ may

Sống hoài như giẻ rách

Ôi! Những tiếng thở dài trong nỗi ngậm ngùi. Thương em và thương cả chính mình.

Jan 07, 14



Hong Vi
Admin

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 14/09/2011

https://nghethuatthovannhac.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngắn Empty Re: Truyện Ngắn

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết